Nghị định số 10/2013/NĐ-CP
Nghị định số 10/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
CHÍNH PHỦ --------------- Số: 10/2013/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định việc quản lý, sử dụng
và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
------------------
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả và tạo nguồn vốn phục vụ bảo trì và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đối với những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà việc quản lý, sử dụng phải thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý Nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là tài sản hạ tầng đường bộ) gồm: Công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ và các công trình khác phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm: Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ công trình đường bộ khác.
3. Đường bộ gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
4. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
6. Quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ là các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm bảo vệ, duy trì hoạt động bình thường của tài sản hạ tầng đường bộ.
7. Cơ quan quản lý Nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ là Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
8. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ là chủ thể được Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ; gồm: Khu quản lý đường bộ; Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã); cơ quan, đơn vị được Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ.
9. Tổ chức, cá nhân được giao bảo trì, khai thác và sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ là chủ thể thực hiện việc bảo trì, khai thác và sử dụng theo Hợp đồng ký với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Khoản 8 Điều này.
10. Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ là tập hợp các hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của thiết kế để đảm bảo hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng; cụ thể:
a) Bảo dưỡng thường xuyên là hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị đã lắp đặt vào công trình được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì tài sản hạ tầng đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh hư hỏng;
b) Sửa chữa định kỳ là hoạt động được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên không đáp ứng được.
c) Sửa chữa đột xuất là hoạt động phải thực hiện bất thường khi tài sản hạ tầng đường bộ bị hư hỏng đột xuất do các tác động của thiên tai, địch họa, những tác động đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến cần khắc phục kịp thời để bảo đảm duy trì hoạt động bình thường.
11. Tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng là tài sản do tổ chức, đơn vị, cá nhân đầu tư xây dựng phục vụ cho hoạt động giao thông đường bộ đặc thù của một hoặc một số tổ chức, đơn vị, cá nhân.
12. Tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện Hợp đồng dự án là tài sản đang được đầu tư xây dựng hoặc đang khai thác, sử dụng trong thời hạn quy định tại Hợp đồng đã ký kết của các hình thức: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi chung là BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi chung là BTO), Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi chung là BT), đối tác công - tư (sau đây gọi chung là PPP) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức, cá nhân thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn là các tổ chức kinh tế, Quỹ đầu tư không phân biệt trong và ngoài nước, có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện hoạt động thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ
1. Mọi tài sản hạ tầng đường bộ được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng và khai thác.
2. Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
3. Hiện đại hóa công tác quản lý tài sản hạ tầng đường bộ và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi tham gia quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ; đồng thời đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện bảo trì và phát triển tài sản hạ tầng đường bộ.
6. Tài sản hạ tầng đường bộ phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
7. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản hạ tầng đường bộ dưới mọi hình thức.
2. Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
3. Sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ để kinh doanh trái pháp luật.
4. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hạ tầng đường bộ.
5. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
7. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chương II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 6. Nội dung quản lý Nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ
1. Ban hành các quy định về:
a) Tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ;
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ;
c) Chế độ bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ;
d) Chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Lập danh mục, phân loại tài sản hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng tài sản hạ tầng đường bộ để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ hiện có.
4. Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Chủ trì xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về:
a) Tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ, trừ các công trình kiến trúc là nhà, trạm;
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ;
c) Chế độ bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ;
d) Khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý.
3. Quy định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc lập danh mục tài sản hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng tài sản hạ tầng đường bộ.
4. Thống kê, lập danh mục, phân loại tài sản hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Quyết định cho thuê quyền khai thác, thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý; quyết định điều chuyển tài sản hạ tầng đường bộ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
6. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
7. Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ trong phạm vi cả nước.
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Nghị định số 10/2013/NĐ-CP
231 KBGợi ý cho bạn
-
Đi xe máy cần mang giấy tờ gì 2023?
-
Quy định xử phạt vi phạm giao thông đối với người nước ngoài năm 2024
-
Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ
-
Thông tư 35/2024/TT-BGTVT đào tạo, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ giao thông đường bộ
-
Tải Thông tư 55/2019/TT-BGTVT danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển file Doc, Pdf
-
Tải Thông tư 10/2024/TT-BGTVT sửa Thông tư quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo vùng biển VN
-
Nghị định 156/2024/NĐ-CP quy định về đấu giá biển số xe
-
Nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông được không?
-
Nghị định 25/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2014/NĐ-CP về bảo trì công trình đường cao tốc
-
Thông tư 53/2024/TT-BGTVT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Thông tư 50/2019/TT-BGTVT - Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông
Mức phí nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện
10 điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Từ 2017, người đi xe máy không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt
Thông tư 38/2017/TT-BTC hướng dẫn thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên
Quyết định số 26/2009/QĐ-TTG
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác