Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Tải về

Nghị định 69/2016/NĐ-CP - Điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này. Nghị định 69/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Thông tư 22/2016/TT-BXD bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật có quy định về đầu tư kinh doanh

Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh 2016-2017

Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí

Thông tư quy định hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng ngân hàng số 09/2015/TT-NHNN

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 69/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ MUA BÁN NỢ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Chính phủ ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán nợ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật chứng khoán thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán.

4. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán nợ theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

5. Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán nợ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thành lập và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam.

6. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán.

7. Tổ chức, cá nhân (trừ các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này) hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

2. Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.

3. Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có quyền đòi nợ.

4. Bên nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có nghĩa vụ trả nợ được quy định tại hợp đồng hoặc phát sinh nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

5. Chủ thể giao dịch dân sự khác là các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch dân sự khác trừ các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức kinh tế, cá nhân;

b) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

c) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;

d) Các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ quốc gia khác.

6. Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

7. Hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác;

b) Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm;

c) Các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi.

8. Môi giới mua bán nợ là dịch vụ làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ giữa các bên mua bán nợ và được hưởng phí dịch vụ môi giới theo thỏa thuận, không bao gồm hoạt động bán đấu giá của các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.

9. Tư vấn mua bán nợ là dịch vụ thông qua việc sử dụng kiến thức chuyên môn phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ; được thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của khách hàng và được hưởng phí tư vấn theo thỏa thuận.

10. Dịch vụ sàn giao dịch nợ là việc cung cấp sàn giao dịch nợ, tổ chức việc mua bán nợ; giới thiệu, cung cấp thông tin về nợ cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra hồ sơ, giấy tờ về nợ bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán nợ.

11. Sàn giao dịch nợ là nơi tập trung, tiến hành thường xuyên các hoạt động giao dịch mua bán nợ, tư vấn, môi giới mua bán nợ.

12. Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân thực hiện mua, nhận chuyển nhượng để trở thành chủ nợ mới của khoản nợ.

13. Bên bán nợ là tổ chức, cá nhân sở hữu khoản nợ và thực hiện bán, chuyển nhượng khoản nợ cho bên mua nợ.

14. Bên môi giới là doanh nghiệp thực hiện dịch vụ môi giới mua bán nợ.

15. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (bao gồm cả Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại).

16. Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Điều 4. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

1. Tổ chức (không phải là doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 293
Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm