Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí

Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí

Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí do Chính phủ ban hành, có hiệu lực ngày 15/05/2016, áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí, điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí,..

Thông tư hướng dẫn mới về thuế thu nhập doanh nghiệp số 96/2015/TT-BTC

Thông tư 12/2016/TT-BTC sửa đổi hướng dẫn về Thuế tài nguyên

Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19/2016/NĐ-CPHà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
VỀ KINH DOANH KHÍ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh khí.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định về kinh doanh khí và Điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí.

2. Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, sản xuất và chế biến khí chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu thông trên thị trường theo đăng ký với Bộ Công Thương.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khí quy định tại Nghị định này là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén.

2. Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.

3. Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.

4. Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4), tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG).

5. Khách hàng công nghiệp là thương nhân trực tiếp mua khí từ các thương nhân kinh doanh khí để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình.

6. Trạm nạp khí vào phương tiện vận tải là nơi sử dụng thiết bị chuyên dùng để nạp trực tiếp khí vào phương tiện vận tải có sử dụng nhiên liệu khí cho động cơ.

7. Trạm cấp khí là nơi sử dụng thiết bị chuyên dùng và đường ống dẫn khí đến khách hàng.

8. Kinh doanh khí là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động trong chuỗi kinh doanh khí: Sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn chứa, nạp, phân phối, tạm nhập tái xuất, cho thuê kho, cảng, giao nhận và vận chuyển nhằm Mục đích sinh lời.

9. Sản xuất, chế biến khí là quá trình xử lý, chuyển hóa các nguyên liệu khí đồng hành, khí tự nhiên thành các sản phẩm khí.

10. Pha chế khí là quá trình phối trộn sản phẩm, bán thành phẩm khí có bổ sung phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản phẩm khí.

11. Cơ sở kinh doanh khí bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến khí; cảng xuất, nhập khí; kho tồn chứa khí, kho bảo quản chai LPG và LPG chai; cửa hàng bán LPG chai (bao gồm cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai); trạm nạp LPG vào chai; trạm nạp CNG, trạm nạp LNG, trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải; trạm cấp LPG, trạm cấp LNG, trạm cấp CNG; vận chuyển khí và cho thuê phương tiện vận chuyển khí.

12. LPG chai là LPG đã được nạp vào chai LPG tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định.

13. Chai LPG là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa LPG và nạp lại được, còn gọi là chai tiêu chuẩn.

14. Chai LPG mini là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa LPG, dung tích chứa tối đa 1.000 ml (một nghìn mili lít) một chai.

15. Chủ sở hữu chai LPG là thương nhân kinh doanh LPG đầu mối. Chai LPG phải có đủ hồ sơ do nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu cung cấp, có nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký theo quy định.

16. Nạp LPG vào chai là việc sử dụng thiết bị chuyên dùng nạp LPG từ bồn chứa cố định vào chai tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định.

17. Trạm nạp LPG vào chai là nơi sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp LPG vào chai LPG hoặc xe bồn để bán cho khách hàng.

18. Cửa hàng bán LPG chai là cửa hàng bán các loại LPG chai cho khách hàng.

19. Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai là cửa hàng chỉ sử dụng vào việc bán các loại LPG chai và thiết bị phụ trợ sử dụng LPG, được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

20. Thiết bị phụ trợ sử dụng LPG là các thiết bị dân dụng dùng để đốt cháy LPG bao gồm: Bếp LPG, ống dẫn LPG, van chai LPG, van Điều áp LPG.

21. Ký cược chai LPG là việc khách hàng (tổng đại lý kinh doanh LPG, đại lý kinh doanh LPG và người sử dụng LPG) giao một Khoản tiền cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối là chủ sở hữu chai LPG nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả chai LPG mượn theo thỏa thuận để phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.

22. Tiền ký cược chai LPG là Khoản tiền của khách hàng có nhu cầu sử dụng chai LPG giao cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối là chủ sở hữu chai LPG đó để được chuyển quyền sử dụng chai LPG vào Mục đích phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.

23. Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối bao gồm: Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG; thương nhân sản xuất, chế biến LPG và thương nhân phân phối LPG.

24. Thương nhân kinh doanh LNG đầu mối bao gồm: Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG; thương nhân sản xuất, chế biến LNG và thương nhân phân phối LNG.

25. Thương nhân kinh doanh CNG đầu mối bao gồm: Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu CNG; thương nhân sản xuất, chế biến CNG và thương nhân phân phối CNG.

26. Thương nhân kinh doanh khí đầu mối bao gồm: Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, thương nhân kinh doanh LNG đầu mối và thương nhân kinh doanh CNG đầu mối.

Điều 4. Áp dụng Điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh khí tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp Điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Thương nhân kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 5. Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí

1. Cơ sở kinh doanh khí quy định tại Khoản 11 Điều 3 (trừ vận chuyển, cho thuê phương tiện vận chuyển khí) Nghị định này phải được phát triển theo quy hoạch, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định, Công tác quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí phải tuân thủ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch.

2. Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch và công bố quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trong phạm vi cả nước, bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến khí; kho khí với tổng dung tích các bồn chứa từ 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) trở lên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bao gồm: Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai, trạm cấp khí, trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, trạm nạp LPG vào chai, kho khí với tổng dung tích các bồn chứa dưới 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của cả nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.

Điều 6. An toàn, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường

1. Cơ sở kinh doanh khí phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh khí, kinh doanh dịch vụ khí, kể cả người Điều khiển phương tiện vận chuyển khí phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, phòng cháy, chữa cháy và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 4.117
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi