Quyết định 05/2016/QĐ-TTg Quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh

Tải về

Quyết định 05/2016/QĐ-TTg Quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh

Quyết định 05/2016/QĐ-TTg về quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/02/2016 và có hiệu lực từ ngày 25/03/2016. Theo đó, số tiền thu được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh được phân bổ như sau: Trích 40% để đưa vào Quỹ tích lũy trả nợ, số tiền 60% còn lại được sử dụng để bổ sung kinh phí cho đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ công tại Bộ Tài chính.

Thông tư 99/2015/TT-BTC hướng dẫn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Thông tư 184/2015/TT-BTC Thủ tục kê khai, bảo lãnh tiền thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh

Thông tư 10/2016/TT-BTC hướng dẫn thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2016/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ CHO VAY LẠI VÀ PHẦN TRÍCH PHÍ BẢO LÃNH TẠI BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quyết định này quy định việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh do Bộ Tài chính thu theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công, áp dụng cho giai đoạn từ năm tài chính 2016 đến 2020.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ công tại Bộ Tài chính;

b) Các đơn vị tham gia trực tiếp vào hoạt động quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 và các đơn vị có thành tích đóng góp trực tiếp cho hoạt động quản lý nợ công quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định này.

Điều 2. Mục tiêu, yêu cầu:

1. Mục tiêu:

Việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh được tập trung cho mục tiêu tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng yêu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; phân bổ vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

2. Yêu cầu:

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích; không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo.

Điều 3. Phân bổ kinh phí

Số tiền thu được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh được phân bổ như sau:

1. Trích 40% để đưa vào Quỹ tích lũy trả nợ;

2. Số tiền 60% còn lại được sử dụng để bổ sung kinh phí cho đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ công tại Bộ Tài chính (ngoài phần ngân sách nhà nước cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên theo quy định hiện hành) cho các mục đích quy định tại Điều 4 Quyết định này.

Điều 4. Sử dụng kinh phí

Hàng năm, ngoài dự toán ngân sách đảm bảo hoạt động thường xuyên theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính giao đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ công quản lý sử dụng kinh phí được phân bổ tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định này để hỗ trợ cho các nội dung chi sau đây:

1. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ công, gồm:

a) Xây dựng, duy trì, nâng cấp cơ sở dữ liệu nợ công và các phần mềm phục vụ quản lý nợ công và quản lý viện trợ không hoàn lại;

b) Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về quản lý nợ công và viện trợ không hoàn lại; xây dựng, duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử về quản lý nợ công; xuất bản Bản tin nợ công và các ấn phẩm có liên quan đến công tác quản lý nợ công;

c) Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác quản lý nợ công và quản lý viện trợ không hoàn lại;

d) Hoạt động nghiệp vụ quản lý nợ công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính như thuê chuyên gia tư vấn pháp luật, hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công; chi cho hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp lý; kiểm tra, giám sát dự án; hội thảo, hội nghị; đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài; chi nghiên cứu khoa học, thực hiện các chuyên đề, đề án cơ chế chính sách và chuyên môn về quản lý nợ công và viện trợ không hoàn lại;

đ) Bổ sung tiền lương tối đa không quá 1 lần mức lương do nhà nước quy định đối với cán bộ, công chức do nhà nước quy định (lương ngạch, bậc và các loại phụ cấp, trừ chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ). Nội dung chi này sẽ chấm dứt khi thực hiện chế độ tiền lương mới;

Các nội dung chi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều này thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành định mức chi nghiệp vụ quản lý nợ công đặc thù trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định hiện hành, phù hợp với tình hình và khả năng nguồn kinh phí.

2. Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân ngoài đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ công tại Bộ Tài chính có thành tích đóng góp trực tiếp cho hoạt động quản lý nợ công. Tổng mức chi tối đa bằng 01 tháng tiền lương thực tế trong năm của đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ công.

3. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ chi theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, kinh phí tiết kiệm được (nếu có), đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ công tại Bộ Tài chính được sử dụng cho các mục đích chi theo quy định tại các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Số kinh phí còn lại sau khi đã sử dụng cho các nội dung trên đây được chuyển sang năm sau để sử dụng theo quy định tại Quyết định này.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lý và nội dung sử dụng các khoản kinh phí theo quy định tại Quyết định này.

2. Phần kinh phí chưa sử dụng hết của giai đoạn thực hiện quản lý sử dụng phí theo Quyết định số 46/2012/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ được chuyển thành nguồn thu để sử dụng cho các mục đích chi theo quy định tại Quyết định này.

Đánh giá bài viết
1 25
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm