Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Tải về

Nghị định 154/2016/NĐ-CP - Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Nghị định 154/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Thông tư 94/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định đánh giá, lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Thông tư 128/2016/TT-BTC miễn, giảm thuế xuất khẩu sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 154/2016/NĐ-CPHà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 2. Đối tượng chịu phí

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ:

a) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;

b) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;

c) Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;

d) Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

đ) Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;

e) Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;

g) Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;

h) Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;

i) Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;

k) Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;

l) Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;

m) Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

n) Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;

o) Nhà máy cấp nước sạch;

p) Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;

q) Cơ sở sản xuất khác.

3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ:

a) Hộ gia đình;

b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

c) Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

d) Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

đ) Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;

e) Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 3. Cơ quan thu phí

Cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.

2. Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng.

Điều 4. Người nộp phí

1. Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và xả ra môi trường (trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định này).

3. Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; hệ thống xử lý nước thải tập trung, quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).

Điều 5. Các trường hợp miễn phí

Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:

1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí);

2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;

3. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

4. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

5. Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;

6. Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất);

7. Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân;

8. Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả thải ra môi trường.

Chương II

MỨC PHÍ, KÊ KHAI, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ

Điều 6. Mức phí

1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình quy định tại khoản 3 và 4 Điều 5 Nghị định này) thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1 m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.

2. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:

F = f + C, trong đó:

a) F là số phí phải nộp;

b) f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm;

PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ)

Mẫu số 01 Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Mẫu số 02 Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Mẫu số 03 Thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Mẫu số 04 Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Đánh giá bài viết
1 3.701
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm