Một số điểm đáng chú ý của dự thảo Luật công chức, viên chức

Tải về

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã được ban hành cách đây nhiều năm. Một số quy định tại các Luật này được cho là không còn phù hợp với thực tiễn. Do đó, hiện Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 2 Luật này. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý về Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức HoaTieu.vn đã tổng hợp lại, mời các bạn cùng theo dõi.

Dưới đây, HoaTieu.vn sẽ cập nhật những nội dung mới, đáng chú ý và có khả năng tác động đến đông đảo bộ phận cán bộ, công chức tại dự thảo.

1. Không còn chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

Theo dự thảo, công chức không bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội như định nghĩa nêu tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008.

2. Không khống chế ngạch công chức như hiện tại

Khoản 1 Điều 34 của Luật Cán bộ, công chức hiện nay phân loại công chức thành 04 loại theo các ngạch tương ứng: Ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; Ngạch chuyên viên hoặc tương đương; Ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên…

Dự thảo đề xuất bỏ cách phân loại nêu trên, các ngạch công chức, thứ bậc của từng ngạch công chức gắn với vị trí việc làm và tiền lương sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

3. Thêm 2 trường hợp được tuyển dụng thông qua xét tuyển

Trước đây, Luật Cán bộ, công chức quy định chỉ có 01 trường hợp công chức được tuyển dụng thông qua xét tuyển là người đủ điều kiện, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung thêm 02 trường hợp khác.

- Thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;

- Người có tài năng.

4. Nhiều đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức

Ngoài thi tuyển và xét tuyển, dự thảo còn quy định người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có thể tiếp nhận vào làm công chức đối với một số trường hợp như:

- Viên chức đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập

- Cán bộ, công chức cấp xã

- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu…

Đây là nội dung không được đề cập đến trong Luật Cán bộ, công chức hiện hành.

5. Bỏ hình thức kỷ luật giáng chức

Điều 79 của Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định 6 hình thức kỷ luật đối với công chức, gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức và Buộc thôi việc.

Dự thảo đã sửa đổi lại Điều 79 nêu trên, theo đó bỏ hình thức kỷ luật Giáng chức, chỉ giữ lại 05 hình thức kỷ luật còn lại.

Riêng hình thức cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.

6. Kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật công chức

Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Dự thảo Luật sửa đổi quy định thời hiệu là 60 tháng; trong khi đó Luật hiện nay chỉ quy định là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 8 – Khóa XIV.

Đánh giá bài viết
1 248
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm