Hướng dẫn mới về các loại phụ cấp dành cho nhà giáo

Quy định mới về các loại phụ cấp dành cho nhà giáo

Nghị định quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đã được Chính phủ ban hành. Như vậy, hướng dẫn mới về các loại phụ cấp dành cho nhà giáo sẽ được quy định như thế nào. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Hướng dẫn mới về các loại phụ cấp dành cho nhà giáo

Sắp tới Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành hàng loạt Dự thảo Thông tư quy định về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo, cụ thể:

- Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, dự kiến thay thế Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH

- Dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, dự kiến thay thế Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.

Với các quy định mới như sau:

Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:

Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng kể cả thời gian nghỉ hè, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ chế độ ốm đau và thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng kể cả thời gian nghỉ hè, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ chế độ ốm đau và thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội) được tính thêm 1%.

Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non ngoài công lập có 07 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 01 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 08 năm (gồm 07 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non ngoài công lập có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 01 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 08 năm là 8%.

Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 08 năm giảng dạy, giáo dục đang hưởng mức phụ cấp thâm niên 8%. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 03 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 03 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 03 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.

Ví dụ 3: Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 03 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 02 năm thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 07 năm (05 năm giảng dạy, giáo dục + 02 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 07 năm là 07%.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức phụ cấp thâm niên được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.

Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập

- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn thực hành, thí nghiệm trong các đại học, trường đại học, học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa/bộ môn sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng);

- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn thực hành, thí nghiệm trong các trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm bồi dưỡng chính trị và nhà giáo giảng dạy và hướng dẫn thực hành thí nghiệm theo chương trình giáo dục thường xuyên ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn thực hành, thí nghiệm trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm bồi dưỡng chính trị và nhà giáo giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn thực hành, thí nghiệm trong các trường sư phạm; trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; khoa sư phạm (thuộc các trường đại học, cao đẳng), các ngành đào tạo giáo viên (tại các trường cao đẳng, trung cấp);

- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn Lý luận chính trị (gồm Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng) trong các đại học, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và nhà giáo đang trực tiếp dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng ở khoa sư phạm trong trường cao đẳng có đào tạo sư phạm; nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục chính trị thuộc các ngành đào tạo giáo viên (tại các trường cao đẳng, trung cấp);

- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa được xác định theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Uỷ ban Dân tộc và Bộ Nội vụ.

Đánh giá bài viết
1 559
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm