Giáo viên tiểu học phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên

Trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học

Tiêu chuẩn bằng cấp của giáo viên của giáo viên tiểu học như thế nào? Trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học ra sao? Tại dự thảo Luật giáo dục sửa đổi năm 2017, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra ý kiến Giáo viên tiểu học phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên, chi tiết mời các bạn tham khảo.

Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi năm 2017 được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra để lấy ý kiến mới đây.

Theo đó, sẽ tiến hành quy định việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học lên trình độ cao đẳng thay vì chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm như hiện nay tại Luật giáo dục 2005.

Như vậy, khi Dự thảo này được thông qua thì những giáo viên tiểu học hiện có trình độ trung cấp sẽ phải tham gia học tập, đào tạo để nâng cao trình độ đạt chuẩn theo quy định.

Điều này cũng sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Ngoài ra, Dự thảo cũng đề cập đến một số quy định có tính đột phá như miễn học phí cho học sinh THCS các trường công lập, tăng lương giáo viên….

Lương giáo viên sẽ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương HCSN

Theo đó, tại điều khoản quy định về chế độ tiền lương trong Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009 đã có nội dung mới. Cụ thể, Điều 81 trong dự thảo nêu:

Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2017 dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV.

Miên học phí cho học sinh THCS công lập

Luật giáo dục 2005

Điều 105. Học phí, lệ phí tuyển sinh

1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác.

Luật giáo dục sửa đổi 2017 (Dự thảo)

1. Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí.

2. Như vậy, với nhận định chung là lương của nhà giáo hiện nay còn thấp, đặc biệt là nhà giáo ở bậc giáo dục mầm non, phổ thông; việc thay đổi chính sách nêu trên sẽ phần nào giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Thêm sửa đổi về chế độ thâm niên, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên

Trong thời gian này, Bộ GD-ĐT cũng đang soạn thảo các văn bản điều chỉnh chế độ thâm niên, phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo.

Cụ thể, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo,mức phụ cấp này sẽ từ 25 đến 50% tùy từng đối tượng. Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được hưởng phụ cấp ưu đãi 50%.

Còn theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên đủ 5 năm (60 tháng kể cả thời gian nghỉ hè, nghỉ theo Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng kể cả thời gian nghỉ hè, nghỉ theo Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội) được tính thêm 1%.

Đánh giá bài viết
1 1.450
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo