Dùng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm xăng có được không?

Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không? Hiện nay việc dùng xe máy đẩy, kéo xe khác đã trở thành một dịch vụ được người ta dùng để kinh doanh. Vậy hành động này có được pháp luật cho phép?

1. Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?

Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?

Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác được quy định tại điểm d khoản 3 điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

...............

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

=> Hành động sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác là hành vi bị pháp luật cấm

=> Do đó, hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng là hành vi trái quy định của pháp luật

2. Sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác phạt thế nào?

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác được quy định tại điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

3. Quy định về việc kéo, đẩy xe khác

Việc kéo, đẩy xe khác phải đảm bảo các quy định tại điều 29 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:

a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;

b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;

c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.

2. Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.

3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác;

b) Chở người trên xe được kéo;

c) Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.

=> Trong các trường hợp được kéo, đẩy xe khác thì xe được kéo không được là xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.

Những loại xe được phép thực hiện việc kéo theo xe khác là xe ô tô và xe kéo rơ moóc.

4. Mức phạt lỗi kéo đẩy xe khác

Bên cạnh xe mô tô, các loại phương tiện khác khi thực hiện hành vi kéo xe khác bị phạt như sau:

Phương tiệnMức phạt
Ô tô và các loại xe tương tự ô tô khi kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau

800.000 đồng đến 1.000.000

đồng

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ100.000 đồng đến 200.000 đồng

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Dùng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm xăng có được không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 847
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm