Dự thảo Thông tư về tổ chức dạy học trực tuyến
Mới đây Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Dự thảo thông tư ban hành quy định về dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Sau đây là nội dung chi tiết Dự thảo Thông tư về tổ chức dạy học trực tuyến, mời các bạn cùng theo dõi.
Nội dung dự thảo Thông tư về dạy trực tuyến
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: /2020/TT-BGDĐT DỰ THẢO 2 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2020 |
THÔNG TƯ
Ban hành Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: - Ban Tuyên giáo TƯ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Hội đồng Quốc gia GD và PTNL; - Kiểm toán nhà nước; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Công báo; - Như Điều 3 (để thực hiện); - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTH | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ |
QUY ĐỊNH
Quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật và học liệu dạy học trực tuyến; quyền, nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên và học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, học sinh của các trường phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh); tổ chức thực hiện.
2. Văn bản này áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông), các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi trường Internet, đảm bảo giáo viên và học sinh tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học.
2. Học liệu dạy học trực tuyến gồm sách giáo khoa điện tử; bài giảng điện tử; học liệu điện tử; câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System) là hệ thống phần mềm cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động dạy học trực tuyến; giúp cơ sở giáo dục theo dõi và quản lý quá trình học tập của học sinh trên môi trường Internet; giúp giáo viên giao tiếp với học sinh để triển khai các hoạt động dạy học như: giao bài tập, đánh giá, trợ giúp, giải đáp; giúp học sinh có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với giáo viên và học sinh khác để trao đổi bài.
4. Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến (LCMS - Learning Content Management System) là hệ thống phần mềm quản lý học tập trực tuyến có thêm công cụ hỗ trợ giáo viên soạn thảo bài giảng trực tuyến để tạo ra nội dung học tập, quản lý kho nội dung học tập và truyền tải nội dung học tập tới học sinh.
5. Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến đồng thời là ứng dụng cho phép giáo viên và học sinh tương tác được với nhau để tổ chức dạy học tại một thời điểm cụ thể theo thời gian thực.
6. Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến không đồng thời là hệ thống ứng dụng cho phép giáo viên xây dựng nội dung và tổ chức các hoạt động dạy học theo kế hoạch và học sinh tham gia học tập theo thời gian thích hợp của cá nhân.
Điều 3. Mục đích dạy học trực tuyến
1. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh. Đặc biệt là khi học sinh không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan.
2. Bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học truyền thống (sau đây gọi tắt là dạy học trực tiếp) nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo phát triển kỹ năng số của giáo viên và học sinh. Tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh được quyền chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình.
3. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho giáo viên và học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
Điều 4. Nguyên tắc dạy học trực tuyến
1. Đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Không tạo ra áp lực đối với giáo viên và học sinh.
2. Việc công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh và theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh.
3. Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, học liệu dạy học trực tuyến và hướng dẫn sử dụng cho giáo viên và học sinh.
4. Đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ; các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức dạy học qua Internet và các quy định của pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Điều 5. Hình thức tổ chức dạy học trực tuyến
1. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp: Giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
2. Dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp: Giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
3. Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp: các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.
Điều 6. Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến
Thủ trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có trách nhiệm tổ chức các hoạt động sau:
1. Đánh giá hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực dạy học trực tuyến của giáo viên.
2. Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Phân công trách nhiệm cụ thể cho Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên hỗ trợ kĩ thuật, học sinh và phối hợp với phụ huynh học sinh trong tổ chức dạy học trực tuyến.
4. Xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu.
5. Thông báo quy trình dạy học trực tuyến, kế hoạch tổ chức kiểm tra đánh giá cho học sinh và gia đình học sinh.
6. Tổ chức dạy học trực tuyến theo kế hoạch.
7. Thu nhận sản phẩm học tập, đánh giá và phản hồi kết quả học tập cho học sinh.
Điều 7. Đánh giá và xét, công nhận kết quả học tập trực tuyến
1. Đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh được thực hiện tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định.
2. Đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến.
3. Xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp.
Điều 8. Quản lý và lưu trữ hồ sơ
1. Hồ sơ được bảo quản và lưu trữ tại cơ sở giáo dục phổ thông gồm có:
a) Hồ sơ, minh chứng về các yêu cầu quy định tại Điều 9, Điều 10 của Quy định này.
b) Dữ liệu về quá trình dạy và học trực tuyến trên hệ thống quản lý học tập.
c) Chương trình dạy học trực tuyến; kế hoạch dạy học chi tiết theo tuần, tháng, năm cho từng môn học, hoạt động giáo dục.
d) Hồ sơ đánh giá quá trình học tập của học sinh theo Điều 7 của Quy định này.
2. Cơ sở giáo dục phổ thông quy định cụ thể quy trình và thời hạn lưu giữ hồ sơ dạy học trực tuyến theo Luật lưu trữ và các văn bản quy định hiện hành.
CHƯƠNG III
HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ HỌC LIỆU DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Điều 9. Hạ tầng kỹ thuật
1. Có phòng làm việc đủ diện tích và được lắp đặt các thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của các giáo viên.
2. Có hệ thống phần mềm tổ chức quản lý và dạy học trực tuyến:
a) Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến đồng thời, tối thiểu áp ứng các yêu cầu có các chức năng giúp tổ chức triển khai các hoạt động dạy học trực tuyến đồng thời tới tất cả học sinh thông qua các kênh hình, kênh tiếng, chia sẻ màn hình máy tính, diễn đàn thảo luận, giáo viên có thể tổ chức dạy học, giao bài tập và nhận bài làm từ học sinh.
b) Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến không đồng thời:
- Phần mềm quản lý học tập trực tuyến đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:
+ Có các chức năng giúp tổ chức lưu trữ và truyền tải các nội dung học tập tới học sinh, giúp học sinh học tập một cách chủ động;
+ Cho phép học sinh truy cập vào nội dung học tập qua mạng theo kế hoạch và có thể tự học tập, tự đánh giá và nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân;
+ Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông quản lý điểm, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động của giáo viên trên môi trường mạng;
+ Cung cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để học sinh có thể trao đổi với giáo viên về các vấn đề liên quan đến nội dung học qua mạng;
+ Quản lý được các yêu cầu thông tin khác của cơ sở giáo dục giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương.
- Phần mềm quản lý nội dung học tập trực tuyến đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:
+ Có các chức năng như một phần mềm quản lý học tập trực tuyến;
+ Tích hợp công cụ cho phép giáo viên soạn thảo nội dung học tập trực tuyến tạo thành bài giảng điện tử;
+ Cho phép quản lý, chia sẻ nội dung học tập trực tuyến giữa người dạy và truyền tải nội dung học tập trực tuyến đến học sinh.
c) Để tăng cường hiệu quả dạy và học trực tuyến, các cơ sở gáo dục phổ thông có thể lựa chọn, kết hợp các phần mềm dạy học trực tuyến đồng thời và phần mềm dạy học trực tuyến không đồng thời theo hình thức tổ chức phù hợp trong tổ chức dạy học trực tuyến.
3. Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn an ninh mạng, đường truyền Internet và trang thiết bị sử dụng dạy học trực tuyến:
a) Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng, không để xảy ra hiện tượng quá tải; đảm bảo đường truyền Internet phục vụ học sinh, giáo viên có thể truy cập, khai thác sử dụng các hệ thống dạy học trực tuyến; đảm bảo học sinh được trang bị thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp (máy tính nối mạng, máy tính bảng, điện thoại thông minh) được nối mạng Internet.
b) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ dạy học trực tuyến theo quy định và bảo mật thông tin cá nhân.
Điều 10. Học liệu dạy học trực tuyến
Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo tính khoa học, sư phạm, văn hóa, phong tục tập quán, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học; được hiệu trưởng phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
CHƯƠNG IV. QUYỀN, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH
Điều 11. Quyền và nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên
1. Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến và thực hiện được việc dạy học trực tuyến.
2. Được hưởng các quyền lợi chung theo quy định.
3. Được sử dụng phòng, hệ thống, thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy học trực tuyến; được hỗ trợ tạo điều kiện áp dụng các phương pháp và công nghệ dạy học tiên tiến trong điều kiện của cơ sở giáo dục phổ thông và phù hợp với phương thức dạy học trực tuyến.
4. Giáo viên giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách khách quan và theo đúng quy định đã công bố công khai; tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh trong quá trình dạy học trực tuyến; tích cực hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của học sinh trong quá trình dạy học trực tuyến.
5. Giáo viên thường xuyên trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện giám sát, hỗ trợ quá trình học tập trực tuyến của học sinh phù hợp theo lứa tuổi, cấp học.
6. Nhân viên hỗ trợ đảm bảo quản trị kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học; sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên và học sinh khi cần thiết.
Điều 12. Quyền và nhiệm vụ của học sinh
1. Được tham gia học tập theo chương trình giáo dục phổ thông qua phương thức trực tuyến; được hướng dẫn về quy trình tổ chức dạy học trực tuyến, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, phần mềm ứng dụng hoặc dịch vụ công nghệ thông tin trên Internet để học tập một cách an toàn và hiệu quả trước khi tham gia học tập.
2. Được cung cấp đầy đủ các thông tin về đánh giá, xét, công nhận kết quả học tập và được đề nghị xem xét lại việc đánh giá, xét, công nhận kết quả học tập thông qua dạy học trực tuyến của cơ sở giáo dục phổ thông; được trao đổi và đóng góp ý kiến đối với giáo viên về quá trình dạy học trực tuyến.
3. Chấp hành nội quy dạy học trực tuyến; thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; tích cực tham gia vào quá trình học tập để được kiểm tra, đánh giá theo quy định.
4. Chủ động liên lạc với giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ học tập trong quá trình học trực tuyến để được hướng dẫn, hỗ trợ.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí nguồn lực, chỉ đạo các sở, ngành và các cơ quan có liên quan phối hợp với sở giáo dục và đào tạo để tổ chức dạy học trực tuyến tại địa phương.
2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện và tổ chức dạy học trực tuyến; kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc trong việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học trực tuyến của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.
Điều 14. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh bố trí nguồn lực cho các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý để tổ chức dạy học trực tuyến.
2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên.
3. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý, thực hiện, tổ chức dạy học trực tuyến; kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc trong việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua phương thức trực tuyến của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Xây dựng nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Quy định này.
2. Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của việc dạy học trực tuyến để đảm bảo chất lượng dạy học.
3. Công bố công khai những quy định liên quan đến dạy học trực tuyến, kế hoạch giáo dục, điều kiện đảm bảo việc dạy học trực tuyến.
4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý để có thể tham gia thực hiện dạy học trực tuyến.
5. Kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến; tổng hợp những khó khăn, nguyên nhân về phòng giáo dục và đào tạo và sở giáo dục và đào tạo.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chỉ bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên khi áp dụng chế độ tiền lương mới
10 nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động năm 2024
Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì
Cách chỉnh sửa nguyện vọng 2023
Cách cộng điểm ưu tiên đại học 2024
Cảnh sát trật tự được phạt những lỗi nào theo Nghị định 100?
Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết năm 2024
Gợi ý cho bạn
-
Tải Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT về xét thăng hạng viên chức đại học công lập file Doc, Pdf
-
Quy định về chuẩn hiệu trưởng tiểu học
-
Tài liệu truyền thông, giáo dục về nước sạch
-
Quyết định 1642/QĐ-BNV về việc ban hành kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức năm 2016
-
Quyết định 3086/QĐ-BGDĐT 2024 Quy chế đánh giá, xếp loại công chức, viên chức ngành giáo dục
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác