Đối tượng và phương pháp điều chỉnh Luật Dân sự

Luật Dân sự có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng, nguyên tắc hoạt động riêng, nguồn luật riêng. HoaTieu.vn xin nêu rõ chi tiết về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

1. Khái niệm luật dân sự:

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta. Luật dân sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản là: các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân.

Quan hệ tài sản: là những quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ nhằm tạo ra một tài sản nhất định. Quan hệ tài sản là hình thức biểu hiện quan hệ kinh tế. Thông qua quan hệ tài sản quá trình phân phối, trao đổi, lưu thông các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng và các thành quả khác được thực hiện. Trong đời sống xã hội quan hệ tài sản phát sinh rất đa dạng và do nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật dân sự chỉ điều chỉnh quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ với đặc trưng là giá trị tính được bằng tiền đền bù ngang giá. Nhưng cũng có một số quan hệ tài sản không có tính chất đền bù ngang giá như thừa kế, cho, tặng.

Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người không mang tính chất kinh tế, không được tính bằng tiền, nó phát sinh từ một giá trị tinh thần (giá trị nhân thân) của một cá nhân hay một tổ chức và luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự bao gồm các quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản và các quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản.

Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ xã hội về những lợi ích tinh thần, tồn tại một cách độc lập không liên quan gì đến tài sản và được quy định là các quyền nhân thân như quyền đối với họ tên, danh dự, nhân phẩm.

Những quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản là những quyền nhân thân có thể làm phát sinh những quyền tài sản như là quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sáng tạo…

3. Phương pháp điều chỉnh Luật dân sự

Phương pháp điều chỉnh luật dân sự chủ yêu dựa vào 3 phương pháp đó là bình đẳng, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể và cuối cùng là phương pháp thỏa thuận để đưa ra các giái quyết tốt nhất .

Bình đẳng về địa vị pháp lý: Có nghĩa là không có bấp kỳ sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giời tính và dân tộc... tất cả để được bình đẳng không có sự ưu tiên nào.

Độc lập về tổ chức và tài sản: Tổ chức không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên hay cấp dưới, các quan hệ hành chính khác .

Tài sản khi tham gia vào quan hệ pháp luật, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa cá nhân này với tổ chức khác, hay giữa các cá nhân với nhau.

Chế tài trong luật dân sự

Do đối tượng áp dụng của luật dân sự rất rộng và đa dạng vậy nên chế tài trong luật dân sự mang tính đa dạng và theo pháp luật Việt Nam ban hành, hậu quả khác nhau để áp dụng cho từng hành vi, vi phạm tương ứng, tuy nhiên dựa vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng chế tài xử pháp khác nhau, chế tài có các mức phạt khác nhau như cải chính, bồi thường thiên tai hay vi phạm đều có các chế tài.

4. Điểm khách nhau giữa luật dân sự và luật hình sự

Có rất nhiều điểu khác nhau giữa hai bộ luật này các bạn cùng tham khảo các điểm khác nhau lớn nhất để hiểu rõ hơn hai bộ luật.

Điểm khác nhau lớn nhất giữa hai luật hình sự và luật dân sự: Luật dân sự là giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân và tổ chức trong đó bên bị thiệt hại có thể nhận bồi thường còn luật hình sự là những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và các hình phạt cho các người phạm tội.

Về bản chất luật hình sự và luật dân sự cũng rất khác nhau, luật hình sự mang tính luật công còn luật dân sự lại mang tính luật tư.

Về đối tượng của luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong mối quan hệ xã hội, còn luật hình sự là mối quan hệ xã hội và nhà nước, người phạm tội bị nhà nước phạt tù hoặc xử phạt theo pháp luật của nhà nước đề ra.

Phương pháp điều chỉnh thì luật dân sự dựa trên phương pháp công bằng, bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể tham gia, phương pháp định đoạn các chủ thể tròn việc tham gia quan hệ dân sự.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 8.887
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm