Đậu mùa khỉ là gì?

Gần đây các ca mắc mới bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng ở châu Âu và các nơi khác đang đưa ra hồi chuông cảnh báo đến toàn thế giới bời căn bệnh này thường chỉ xuất hiện ở châu Phi. Vậy bệnh đậu mùa khỉ là bệnh gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay Hoatieu xin được chia sẻ một số thông tin về bệnh đậu mùa khi trong bài viết sau đây.

TP.HCM ghi nhận ca nghi mắc đậu mùa khỉ đầu tiên, dự kiến Bộ Y tế sẽ họp báo công bố

Một nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết Bộ đã nhận được báo cáo từ TP.HCM, dự kiến chiều nay 3-10 sẽ họp báo công bố thông tin.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã có hướng dẫn tạm thời giám sát phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Người dân khi có các triệu chứng như: sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược thì báo ngay cho trạm y tế nơi cư trú.

Khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, bộ phận kiểm dịch y tế, nhân viên y tế khai thác thông tin, lập phiếu điều tra dịch tễ trong vòng 21 ngày.

Đối với trường hợp nghi ngờ, bộ phận kiểm dịch hoặc trạm y tế hướng dẫn người dân tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà. Trong thời gian này, nếu có dấu hiệu nặng, bệnh nhân cần đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để được khám bệnh và theo dõi kịp thời.

1. Đậu mùa khỉ là bệnh gì?

Căn bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi nghiên cứu. Khi đó chúng mắc chứng bệnh giống như đậu mùa.

Mặc dù khỉ cũng mắc bệnh này, nhưng cũng như con người, khỉ không phải là vật chủ của virus. Virus gây bệnh thuộc chi Orthopoxvirus, bao gồm virus variola - nguyên nhân gây bệnh đậu mùa và virus vaccinia - được sử dụng trong vắc xin đậu mùa và virus đậu mùa bò (cowpox virus).

Đậu mùa khỉ ít lây hơn đậu mùa và có triệu chứng nhẹ hơn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 30% bệnh nhân đậu mùa đã chết, trong khi tỉ lệ tử vong do đậu mùa khỉ gần đây là 3% đến 6%.

2. Đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Sau thời gian ủ bệnh từ một đến hai tuần, bệnh nhân bắt đầu sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi và có các triệu chứng giống cúm. Khác với đậu mùa, đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.

Trong vòng vài ngày sau khi sốt, bệnh nhân sẽ phát ban, bắt đầu từ mặt rồi lan ra các bộ phận khác. Vết thương phát triển thành mụn mủ, nếu vết thương hình thành trên mắt thì có thể gây mù lòa.

Theo WHO, bệnh thường kéo dài từ hai đến bốn tuần. Bệnh nhân có thể lây nhiễm cho người khác từ lúc bắt đầu có triệu chứng đến khi bong vảy.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, một số bệnh nhân bị tổn thương ở bộ phận sinh dục và phát ban, khó phân biệt với giang mai, HSV, giời leo hay một số bệnh khác.

3. Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Virus xâm nhập cơ thể qua vết thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng.

Lây truyền từ người sang người là do các giọt bắn, tiếp xúc với dịch cơ thể hay vết thương người bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hay khăn trải giường và thông qua quan hệ tình dục.

Các chất khử trùng thông thường đều có thể tiêu diệt virus đậu mùa khỉ.

4. Cách điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ được chẩn đoán thông qua xét nghiệm PCR, dựa trên mẫu xét nghiệm lấy từ vết thương của bệnh nhân.

Bệnh thường nhẹ và hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh trong vài tuần. Việc điều trị nhắm vào việc giảm nhẹ các triệu chứng.

Theo Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh, vắc xin phòng bệnh đậu mùa có thể được sử dụng cho cả trước và sau khi phơi nhiễm và có hiệu quả tới 85% trong việc ngăn ngừa đậu mùa khỉ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 448
0 Bình luận
Sắp xếp theo