Đặt vòng tránh thai được hưởng chế độ thai sản thế nào?

Đặt vòng tránh thai có được hưởng BHYT không?

Khi đặt vòng tránh thai có được hưởng chế độ thai sản không? Mức hưởng đặt vòng tránh thai như thế nào? Thời gian hưởng chế độ khi đặt vòng tránh thai được quy định ra sao? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hỏi:

Mình đặt vòng tránh thai tháng 11 năm 2016 và nghỉ chế độ thai sản. Nhưng sau đó mình bị viêm nhiễm nên tháo vòng vậy đến tháng 5 này mình đặt vòng lại thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ?

Trả lời:

Thời gian hưởng chế độ khi đặt vòng tránh thai:

Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”

Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Với trường hợp đặt vòng tránh thai thì bạn sẽ được nghỉ việc tối đa 7 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hằng tuần) không kể bạn đã từng đặt vòng hay chưa.

Đặt vòng tránh thai được hưởng chế độ thai sản thế n

Mức hưởng khi bạn nghỉ đặt vòng tránh thai:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”

Do bạn không cung cấp thông tin không đầy đủ nên chúng tôi chia trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Bạn đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi nghỉ để đặt vòng tránh thai thì mức hưởng chế độ thai sản của bạn trong vòng 7 ngày nghỉ việc đặt vòng tránh thai sẽ được tính như sau:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc: 30 x 7 ngày.

+ Trường hợp 2: Bạn chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội: 30 x 7 ngày.

Kết luận:

Bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản dành cho lao động đặt vòng tránh thai.

Bạn sẽ được nghỉ 7 ngày và trong 7 ngày đó sẽ được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng theo cách tính như trên.

Đánh giá bài viết
1 835
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi