Công văn 2279/BGDĐT-KHTC về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo địa phương năm 2017

Tải về

Công văn 2279/BGDĐT-KHTC về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo địa phương năm 2017

Công văn 2279/BGDĐT-KHTC về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo địa phương năm 2017 do Bộ GD-DT ban hành đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông năm 2017 theo lộ trình giảm hợp lý so với năm 2016.

Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở Giáo dục phổ thông

Quyết định 732/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA về giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2279/BGDĐT-KHTC
V/v xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo
địa phương năm 2017

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2017 của tỉnh, thành phố (sau đây gọi là địa phương) năm 2017 với các nội dung như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2015 và ước thực hiện kế hoạch 2016

1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và ước thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2016 của địa phương có ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là nguồn lực thực hiện (thuận lợi, khó khăn; cân đối thu, chi ngân sách, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trên tổng chi ngân sách địa phương; tình hình bố trí ngân sách để thực hiện các dự án lớn của ngành, địa phương).

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

2.1. Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc địa phương quản lý): Kết quả, thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học.

2.2. Quy mô và tuyển mới học sinh, sinh viên

- Thực hiện tuyển mới các lớp đầu cấp, quy mô trẻ mầm non, học sinh các cấp học.

- Tỷ lệ đi học so với dân số trong độ tuổi mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Quy mô, kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các trường thuộc địa phương quản lý.

2.3. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; đào tạo theo nhu cầu xã hội; cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo; công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2.4. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ; tình trạng học sinh bỏ học; tình hình thực hiện đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2.5. Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (thuận lợi, khó khăn; thừa, thiếu, cơ cấu trình độ giáo viên, giảng viên theo cấp học, trình độ đào tạo và giải pháp khắc phục...).

2.6. Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với giáo viên, giảng viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục.

2.7. Đánh giá thực hiện thu, chi ngân sách chi thường xuyên; định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên/học sinh, sinh viên công lập; tỷ lệ chi giảng dạy học tập so với tổng chi sự nghiệp giáo dục.

2.8. Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công theo Luật đầu tư công; tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn địa phương; khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học.

2.9. Về các chương trình, dự án do ngân sách Trung ương hỗ trợ: Đề án Kiên cố hóa trường lớp học theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tình hình thực hiện, thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các dự án ODA tại địa phương; trách nhiệm bố trí vốn đối ứng và tiến độ giải ngân vốn đối ứng địa phương.

2.10. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các đề án, dự án chương trình của ngành đã được phê duyệt (thuận lợi, khó khăn, tổng kinh phí thực hiện, trong đó chi tiết vốn trung ương, vốn địa phương, chi tiết theo từng nhiệm vụ, chương trình, dự án).

2.11. Kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục (đánh giá thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung chính sách hiện hành).

2.12. Các nội dung khác theo đặc thù của địa phương.

Lưu ý: Đề nghị tổng hợp, đánh giá các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập có trụ sở chính tại địa phương.

3. Đánh giá chung

Trên cơ sở kết quả phân tích, cần đánh giá chung về những kết quả đạt được (so với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 đã đặt ra), những khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

II. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2017 (năm học 2017 - 2018)

1. Nguyên tắc

1.1. Kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo và dự toán ngân sách giáo dục năm 2017 phải kết hợp chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của địa phương; kế hoạch phải dựa trên quy hoạch mạng lưới và quy hoạch nguồn nhân lực; kế hoạch phải bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

1.2. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dữ liệu của ngành, của địa phương; nâng cao tính dự báo, những cơ hội, thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.

1.3. Kế hoạch phải được triển khai xây dựng đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các sở/ngành liên quan; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tăng cường trách nhiệm giải trình trong phân bổ các nguồn lực.

1.4. Bám sát phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp học và trình độ đào tạo của địa phương, của ngành năm học 2017-2018.

1.5. Thực hiện đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; tiếp tục tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những ngành, nghề cần thu hút người học; tăng cường xã hội hóa giáo dục.

2. Nội dung

2.1. Trên cơ sở mục tiêu, chỉ tiêu của địa phương đặt ra trong kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2017 và giai đoạn 2016-2020:

- Nêu các mục tiêu chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch theo thứ tự lựa chọn ưu tiên.

- Xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch theo từng nội dung.

- Các chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng theo chỉ tiêu đầu vào, chỉ tiêu đầu ra, chỉ tiêu kết quả và theo nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, khả thi, cụ thể, đánh giá được, có khung thời gian thực hiện.

Đánh giá bài viết
1 139
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm