Quyết định 150/QĐ-TTg về Đề án Truyền thông đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Tải về

Quyết định 150/QĐ-TTg - Đề án Truyền thông đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Quyết định 150/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/01/2016 và có hiệu lực từ ngày 21/01/2016. Đề án này sẽ bám sát nội dung của Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013.

Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú

Thông tư 31/2015/TT-BGDĐT về bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh giáo dục phổ thông

Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 150/QĐ-TTgHà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016


QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề" (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung sau:

I. YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG

1. Yêu cầu

a) Bám sát nội dung của Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

b) Tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông mới, đa dạng hóa hình thức, nội dung và bám sát các đối tượng tuyên truyền, trong đó chú trọng đến các đối tượng là cơ quan, đơn vị quản lý, các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề;

c) Lồng ghép với các chương trình, đề án hiện hành; khuyến khích các hiệp hội, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp chủ động tham gia vào công tác truyền thông.

2. Đối tượng

  • Tiếp tục tổ chức tập huấn, chủ động cập nhật, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, nội dung có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề hướng theo chuẩn quốc tế cho phóng viên phụ trách giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong các cơ quan báo chí; cán bộ phụ trách trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ chủ chốt của đài phát thanh, truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã;
  • Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, giải thích mục đích, ý nghĩa, vai trò, nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề, đặc biệt là mô hình, cách thức triển khai ở các cơ sở giáo dục cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo;
  • Thường xuyên thông tin, tuyên truyền nội dung có liên quan đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho học sinh, sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề, gia đình của các đối tượng này và người dân, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

Tiếp tục tuyên truyền nội dung và việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, tập trung vào các nội dung:

1. Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kết quả, kinh nghiệm của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên cả nước.

2. Mô hình, cách thức thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các gia đình trong việc tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục; tham gia tạo các nguồn lực phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xã hội học tập và học tập suốt đời.

3. Các nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, như: Chương trình và phương pháp dạy và học; hình thức và phương pháp tuyển sinh, thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; phân luồng và định hướng giáo dục nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; công tác quản lý, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp...; chương trình, giáo trình; nghiên cứu và ứng dụng khoa học; xã hội hóa giáo dục đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

4. Biểu dương các cá nhân, tổ chức điển hình có nhiều thành tích trong hoạt động đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng nội dung tuyên truyền

Biên tập, xây dựng, in ấn, đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin, tài liệu phù hợp với từng đối tượng, phương thức truyền thông. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin về các nội dung đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho các cơ quan báo chí và truyền thông.

2. Nhiệm vụ 2: Tuyên truyền qua các phương thức truyền thông

a) Tuyên truyền qua các cơ quan báo chí: Chú trọng tuyên truyền qua kênh truyền hình quốc gia về giáo dục. Xây dựng chuyên mục, chuyên đề, chương trình về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên các kênh chương trình quảng bá tại các đài phát thanh, đài truyền hình trung ương và địa phương. Mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên các báo, tạp chí in, báo điện tử;

b) Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở: Thông qua đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở, đưa nội dung tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề lên hệ thống các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, các đài truyền thanh cấp xã; tổ chức tuyên truyền lưu động đến tận người dân;

c) Tuyên truyền qua mạng viễn thông và internet: Đưa các nội dung tuyên truyền, tiếp nhận các ý kiến của người dân, dư luận xã hội về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề với định dạng phù hợp, tương thích với các dịch vụ thư điện tử, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử;

d) Tuyên truyền qua các phương thức khác: Đưa nội dung tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề vào chương trình giảng dạy, các buổi sinh hoạt trong nhà trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề. Tổ chức các lớp tập huấn cho đối tượng phóng viên phụ trách chuyên mục giáo dục đào tạo, tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến phản hồi, phản biện của các chuyên gia. Thông qua việc tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phát triển giáo dục. Thông qua buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương.

Đánh giá bài viết
1 416
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm