Chưa tăng mức đóng bảo hiểm y tế
Dự kiến đến năm 2020 mới tăng mức đóng Bảo hiểm y tế
Thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ về việc nâng mức đóng phí tham gia BHYT nhưng dự kiến từ năm 2020 mới thực hiện. Đây là nội dung mà HoaTieu.vn muốn gửi tới các bạn. Mời các bạn tham khảo.
Mức đóng BHYT từ ngày 01/07/2017
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
Theo đại diện Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, quỹ BHYT hiện nay vẫn có khả năng cân đối được đến hết năm 2019 mà chưa cần phải điều chỉnh nâng mức đóng BHYT.
Thống kê của BHXH Việt Nam cho biết, hiện có tới 56/63 tỉnh, thành phố bội chi quỹ BHYT và dự kiến cả năm 2017 bội chi gần 10.000 tỷ đồng, khả năng cân đối quỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cơ quan này đã tính toán đến việc sớm đề xuất nâng mức đóng BHYT của người dân.
Tuy nhiên về phía Bộ Y tế, ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế cho rằng, năm 2017, dự kiến quỹ BHYT bội chi 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết năm 2016, Quỹ dự phòng vẫn còn kết dư khoảng 49.000 tỷ đồng. Vì vậy, Quỹ dự phòng sẽ được sử dụng để bù cho số bội chi dự kiến của năm 2017 mà không cần phải sử dụng bất kỳ nguồn nào khác.
“Điều này cũng có nghĩa trong khoảng 2 năm tới, vấn đề tăng mức phí mua BHYT của người dân chưa cần thiết. Dự kiến đến năm 2020 mới có khả năng Quỹ BHYT dự phòng không đủ chi cho khám chữa bệnh BHYT. Do vậy thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ về việc nâng mức đóng phí tham gia BHYT nhưng dự kiến từ năm 2020 mới thực hiện", ông Toàn nói thêm.
Liên quan đến vấn đề bội chi quỹ BHYT theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, các nguyên nhân khách quan làm tăng chi phí Quỹ BHYT như: Tăng giá viện phí, thông tuyến khám chữa bệnh, nâng mức hưởng đối với một số nhóm đối tượng (cận nghèo từ thanh toán 95% lên 100% tiền viện phí có BHYT), miễn đồng chi trả khi đã tham gia 5 năm liên tục.
Tuy nhiên, bên cạnh đó tình hình lạm dụng xét nghiệm, trục lợi Quỹ BHYT vẫn diễn ra hết sức tinh vi. Một số cơ sở y tế còn soạn sẵn bộ con dấu quy định hơn 10 xét nghiệm, bệnh nhân nào vào khám cũng áp con dấu đó vào như là quy trình bắt buộc, chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, việc kê thêm giường bệnh cũng là vấn đề nhức nhối khi có những bệnh viện tăng hơn 40% chi phí do thêm giường bệnh.
Tham khảo thêm
Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế năm học 2022-2023 Học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi gì?
Mức đóng BHYT từ ngày 01/07/2017 Bảng thống kê đối tượng đóng BHYT, mức đóng BHYT mới nhất
Tổng hợp các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH từ năm 2018 Các khoản tính và không tính đóng BHXH từ 01/01/2018
Tiền lương tháng đóng BHXH không phải là toàn bộ thu nhập Mức lương đóng BHXH
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Chế độ thai sản khi nhận con nuôi 2023
-
Chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp
-
Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế năm học 2022-2023
-
Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
-
Công văn 4173/VPCP-KSTT 2018
-
Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
-
Ý nghĩa mã số thẻ bảo hiểm y tế mới nhất
-
Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô
-
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
-
Tính tiền trợ cấp thai sản được hưởng năm 2023