Chính sách nổi bật cuối tháng 01/2016

Tải về

Chính sách nổi bật cuối tháng 01/2016

Trong tuần qua (từ ngày 25 – 30/01/2016), HoaTieu.vn đã cập nhật được nhiều văn bản mới nổi bật về những vấn đề như: Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, thủ tục chứng thực việc sửa đổi - huỷ bỏ hợp đồng, thẩm quyền xử phạt tại chỗ của CSGT, điều kiện thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài, ...

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 01/2016

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 02/2016

8 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2016

1. Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP (có hiệu lực từ 01/03/2016) hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình.

Chính sách nổi bật cuối tháng 01/2016

Theo đó, tài sản của vợ chồng khi ly hôn được giải quyết theo nguyên tắc sau:

  • Vợ chồng có quyền tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản và việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản.
  • Những vấn đề không được thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì phân chia theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.
  • Trường hợp không có văn bản thỏa thuận hoặc văn bản thỏa thuận bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ thì tài sản được chia theo luật định.
  • Khi chia tài sản chung, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng.
  • Giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết vụ việc sơ thẩm.
  • Tòa án phải xem xét bảo vệ quyền lợi của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng

Ngày 29/12/2015, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng và giao dịch.

Theo đó, Khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 23 thì người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra và nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

Trường hợp nội dung sửa đổi, bổ sung có liên quan đến tài sản thì phải nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Thủ tục chứng thực được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2,3,4 và 5 Điều 36 Nghị định 23.

3. Thẩm quyền xử phạt tại chỗ của CSGT

Ngày 04/01/2016, Bộ Công an ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.

Quyền hạn của cảnh sát giao thông

Theo đó, Cảnh sát giao thông đường bộ có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát đối với một trong hai trường hợp sau:

Đối với vi phạm mà không phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cán bộ tuần tra, kiểm soát và không cần phải điều tra xác minh.

Thông tư 01/2016/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 và thay thế cho Thông tư 65/2012/TT-BCA.

4. Điều kiện thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP, một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Chi nhánh, Văn phòng đại diện (VPĐD) có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng thời chỉ được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, VPĐD khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm (đối với thành lập Chi nhánh) và 01 năm (đối với thành lập VPĐD), kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký.
  • Trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.
  • Nội dung hoạt động phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đối với Chi nhánh còn phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Xem chi tiết tại Điều 7 và 8 của Nghị định này.

Nghị định 07/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/3/2016.

5. Đã có Thông tư hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh

Diều kiện giao dịch chứng khoán phái sinh

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Theo đó:

  • Các sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm: Hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
  • Để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định.

Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường mở tại công ty chứng khoán đồng thời là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh thì nhà đầu tư được phép sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán nêu trên để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định.

Thông tư 11/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

6. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 01/2016/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, hướng dẫn một số nội dung như sau:

  • Hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
    • Nguyên tắc tổ chức hội nghị.
    • Hình thức hội nghị.
    • Thành phần tham dự.
  • Công tác chuẩn bị và việc tổ chức hội nghị.
  • Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
  • Chế độ báo cáo định kỳ.

Thông tư 01/2016/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/3/2016 và thay thế Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ.

7. Quy trình bầu Phó Chủ tịch, thành viên UBND 2016

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 08/2016/NĐ-CP Quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND. Theo đó:

  • Việc bầu thành viên UBND bằng hình thức bỏ phiếu kín.
  • Việc miễn nhiệm, bãi nhiễm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do HĐND cùng cấp quyết định.
  • Trường hợp Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND được HĐND bầu chức danh mới nhưng vẫn thuộc thành viên UBND cùng đơn vị hành chính đó thì không được thực hiện thủ tục miễn nhiệm chức danh cũ trước khi bầu chức danh mới.
  • Khi được bầu vào chức danh mới thì đương nhiên thôi thực hiện nhiệm vụ của chức danh cũ.
  • Việc bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ.
  • Kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phải trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, phê chuẩn.

Nghị định 08/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/3/2016.

Đánh giá bài viết
1 45
Chính sách nổi bật cuối tháng 01/2016
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm