Bỏ công chức, viên chức: Hiệu trưởng, hiệu phó cũng nên theo chế độ hợp đồng
Bỏ công chức, viên chức: Hiệu trưởng, hiệu phó cũng nên theo
chế độ hợp đồng
Bộ Giáo dục sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên. Như vậy đối với hiệu trưởng và hiệu phó thì sao? Liệu rằng đối với hiệu trưởng, hiệu phó cũng nên theo chế độ hợp đồng? Mời các bạn tham khảo những thông tin dưới đây.
Bộ Giáo dục sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên
Bộ trưởng Giáo dục giải thích việc thí điểm không còn viên chức giáo viên
"Kể cả hiệu trưởng hay hiệu phó cũng chỉ là người làm công ăn lương giống như giáo viên. Vì thế, nếu giáo viên theo chế độ hợp đồng thì chẳng có lý do gì mà hiệu trưởng lại hưởng chế độ biên chế", GS.TS Phạm Tất Dong cho hay.
Liên quan đến vấn đề Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức và thay bằng chế độ hợp đồng với giáo viên đang làm "nóng" dư luận những ngày qua, Qua buổi trao đổi với GS.TS Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam về vấn đề này.
Thưa GS, vừa qua Bộ GD&ĐT thông tin, sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức và thay bằng chế độ hợp đồng với giáo viên. Xin GS cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
Theo quan điểm của tôi, không chỉ Bộ GD&ĐT mà cả những Bộ khác cũng nên tiến tới bỏ công chức, viên chức, thay vào đó là chế độ hợp đồng. Bởi lẽ, đó là chế độ lao động cần thiết và góp phần nâng cao chất lượng.
Nếu bỏ công chức, viên chức, giáo viên sẽ chủ động hơn bây giờ. Ít nhất, khi thấy môi trường không tốt, chế độ đãi ngộ không hợp lý họ có thể xin chuyển sang trường khác với những thủ tục gọn nhẹ.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần chú ý là các giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng xa. Trước kia, khi có chế độ biên chế, theo lệnh điều động họ phải đi. Còn khi bỏ biên chế, đương nhiên, khó có giáo viên nào tình nguyện ký hợp đồng ở các điểm trường vùng khó khăn
Vì thế, giờ muốn thu hút giáo viên theo chế độ hợp đồng lên vùng sâu, vùng xa chúng ta phải có chế độ đãi ngộ hợp lý và có tính hấp dẫn. Đương nhiên, chỉ là những hợp đồng khoảng 3-4 năm rồi tạo điều kiện cho họ chuyển về dưới xuôi nếu họ có nguyện vọng chứ đừng quá cứng nhắc ép họ ở lại.
Với những giáo viên giỏi, chúng ta phải có cách giữ chân họ, tạo điều kiện cho họ thăng tiến và phát huy khả năng chứ đừng để họ làm cho hết hợp đồng rồi đi. Giáo dục là ngành trồng người nên rất đặc thù, chúng ta cần những giáo viên thực sự có chuyên môn để có một thế hệ trẻ năng động, có tầm quan sát.
Với giáo viên kém, đương nhiên, hết hợp đồng nên nghỉ cho người khác có trình độ làm. Điều đó sẽ khiến bản thân giáo viên phải tự vận động, tự trau dồi để nâng cao trình độ của mình để được ký tiếp hợp đồng. Nếu ai cũng thế, đương nhiên đội ngũ giáo viên của chúng ta sẽ nâng cao trình độ.
Nhiều người cho rằng, bỏ biên chế và thay thành chế độ hợp đồng với giáo viên, vậy cấp quản lý như hiệu trưởng, hiệu phó sẽ ra sao? Theo GS, nên thế nào với 2 vị trí này?
Theo tôi, kể cả hiệu trưởng hay hiệu phó cũng chỉ là người làm công ăn lương giống như giáo viên. Vì thế, nếu giáo viên theo chế độ hợp đồng thì chẳng có lý do gì mà hiệu trưởng lại hưởng chế độ biên chế.
Nhà nước sẽ ký hợp đồng, nhờ người này làm hiệu trưởng trong vòng một thời gian nhất định. Nếu đáp ứng sẽ ký hợp đồng tiếp còn không đạt yêu cầu thì dừng. Đến lúc ấy thì hiệu trưởng nào cũng phải phấn đấu quản lý tốt, chẳng dám lạm quyền để bị chấm dứt hợp đồng.
Theo GS, những người đã đến tuổi về hưu nhưng có chuyên môn, có trình độ thì có nên được ký hợp đồng để công tác tiếp không?
Điều đó là đương nhiên, chẳng có lý do gì mà chúng ta không ký hợp đồng với người có trình độ. Khi ở chế độ biên chế, chúng ta có quy định cứng nhắc là cấp giáo sư hay phó giáo sư thì chỉ làm đến một độ tuổi nào nhất định rồi sẽ về hưu.
Theo tôi, sang chế độ hợp đồng sẽ "cởi trói" cho quy định ấy. Miễn là họ làm được việc, có chuyên môn, có kinh nghiệm thì chúng ta nên trọng dụng họ vì chúng ta đang cần những người tài cơ mà?
Nhiều người cho rằng, Bộ GD&ĐT chỉ nên chuyển chế độ hợp đồng với những giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường còn những giáo viên có thâm niên thì không nên. Xin GS cho biết quan điểm của mình về ý kiến này?
Tôi không hiểu tại sao những giáo viên nhiều tuổi lại ngại chế độ hợp đồng. Tôi nghĩ, là một giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm, có uy tín đương nhiên nhà trường sẽ ký hợp đồng với giáo viên đó. Vậy thì có gì mà lo lắng cho việc ký hợp đồng với giáo viên trẻ hay giáo viên có tuổi. Vấn đề là tài năng, có tài năng thì ngại gì? Vì một người giỏi và có trình độ đâu dễ tìm.
Tham khảo thêm
Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2024
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
Cách tính lương hưu mới nhất cho viên chức là giáo viên
Quy định về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học mới nhất
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Bỏ công chức, viên chức: Hiệu trưởng, hiệu phó cũng nên theo chế độ hợp đồng
349 KB 24/05/2017 8:55:00 SATải định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Công văn 1515/BGDĐT-QLCL về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023
-
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS và THPT
-
Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT về đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp huyện, tỉnh
-
Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 2023 Hà Nội
-
Lương, phụ cấp cho nhân viên trường học năm 2024
-
Công văn 5986/BGDĐT-GDQPAN 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh
-
Hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS TP Hà Nội 2024
-
Công văn 4868/BGDĐT-GDMN về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 mầm non
-
Quyết định 4434/QĐ-BGDĐT 2022 phê duyệt sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông
-
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác