04 lưu ý quan trọng khi đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1, mũi 2
Những lưu ý sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 Covid19
Tiêm vắc xin Covid19 hiện nay đang là biện pháp phòng chống dịch Covid19 hiệu quả nhất cùng với việc tuân thủ các biện pháp 5K. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin Covid19, mời các bạn cùng tham khảo.
- Cách tra cứu mã QR chứng nhận tiêm chủng Covid-19 qua Zalo
- 19 nhóm đối tượng lưu thông không cần giấy đi đường ở TPHCM
Vừa qua nhiều tỉnh thành trên toàn quốc vẫn đang tích cực đẩy nhanh công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho người dân. Tuy nhiên, công dân đã tiêm vắc xin cần lưu ý những điều sau đây:
1. Cần theo dõi sức khỏe sau khi đã tiêm mũi 1, mũi 2
Dù là mũi tiêm 1 hay 2 thì người đã tiêm vẫn phải cẩn thận và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân. Theo hướng dẫn tại Quyết định 3588/QĐ-BYT, cần tự theo dõi tại nhà chặt chẽ trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:
- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.
- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:
+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
2. Cần kiểm tra về việc cập nhật chứng nhận khi đã hoàn thành việc tiêm
Sau khi công dân tiêm vắc xin mũi 1 hoặc mũi 2 thì hệ thống của Bộ Y tế sẽ thực hiện việc cập nhật chứng nhận tiêm vắc xin. Công dân cần kiểm tra xem thử mình đã được cập nhật hay chưa bằng 2 cách đơn giản nhất hiện nay, cụ thể:
Cách 1: Tra cứu trên web của Bộ Y tế
- Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/search
- Điền thông tin tra cứu và chọn Tra cứu.
Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng
Đăng nhập ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” và chọn mục “Chứng nhận tiêm chủng”
Đây là việc công dân cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi của mình, vì trong thời gian tới dự kiến sẽ áp dụng “Thẻ xanh Covid-19” và “Thẻ vàng Covid-19” ở một số địa phương. Bên cạnh đó, khi kiểm tra, công dân có thể xem thông tin cá nhân của mình có sai sót hay không để có thể kịp thời điều chỉnh.
Trong trường hợp đã thực hiện tiêm mũi 1, mũi 2 nhưng chưa được cập nhật thì công dân thực hiện việc phản hồi theo hướng dẫn sau: Hướng dẫn cập nhật chứng nhận tiêm vắc xin Covid-19 online.
3. Sau khi tiêm, cần nhận Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin
Vừa qua, đã xảy ra nhiều trường hợp người dân đã hoàn thành việc tiêm vắc xin nhưng chưa hoặc không nhận được giấy xác nhận đã tiêm vắc xin. Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid19 là minh chứng cho việc đã tiêm vắc xin theo đúng quy định của Bộ Y tế và sẽ giúp ích rất nhiều trong một số trường hợp cần chứng minh.
Do đó, nếu công dân đã hoàn thành việc tiêm chủng nhưng chưa hoặc không được cấp giấy thì liên hệ đến nơi mà công dân đã tiêm để được hướng dẫn về vấn đề này.
4. Cần lưu ý về thay đổi trong việc tiêm vắc xin Covid-19
Theo hướng dẫn mới nhất tại Công văn 7548/BYT-DP ngày 10/9/2021 thì trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin Covid-19 không đủ thì: Người đã tiêm mũi 1 vắc xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 với vắc xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.
Trước đây, Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 thì , trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý.
Ngoài ra, tại Công văn 6530/SYT-NVY ngày 12/9/2021 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kính đề nghị Bộ y tế xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 08 -12 tuần xuống còn tối thiểu 06 tuần. Nếu đề nghị này được chấp thuận thì công dân tại TP HCM tiêm vắc xin AstraZeneca được tiêm mũi 2 sớm hơn so với trước đây.
Như vậy, công dân cần nắm rõ những thay đổi này để thực hiện việc tiêm vắc xin một cách tốt nhất.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cách tạo mã QR cho cửa hàng và quét QR code cho khách hàng Cách tạo điểm quét QR cho nhà hàng, quán ăn
Điểm chuẩn các trường Quân đội 2023 mới nhất Chính thức công bố điểm chuẩn các trường quân đội 2023
Thủ tục nhập học Đại học Công nghiệp Hà Nội 2022 Hướng dẫn nhập học trực tuyến Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2022
Công văn 3072 UBND TP HCM về giãn cách xã hội sau 15/9/2021
Thủ tục nhập học Đại học Y dược TP HCM 2023
Công văn 3084/UBND-KGVX Hà Nội 2021 điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19
19 khu vực vùng xanh ở Hà Nội sẽ không kiểm soát giấy đi đường
Xét tuyển đại học đợt 2 năm 2023 Những điều cần biết về xét tuyển đại học đợt 2

Mới nhất trong tuần
-
Phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu chống là gì?
-
Phương án 263/PA-UBND Hà Nội 2021 đáp ứng thu dung điều trị thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả COVID-19
-
Danh sách vùng đặc biệt khó khăn được nghỉ hưu sớm
-
Hướng dẫn khai báo y tế cho F0 để hưởng đầy đủ quyền lợi
-
Trẻ nhiễm Covid19 có được dùng thuốc kháng virus?