Mẫu thư mời hợp tác 2024

Mẫu thư mời hợp tác, mẫu thư ngỏ lời mời hợp tác hết sức quan trọng, vì nó là ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Thư ngỏ hợp tác là văn bản dạng thư mời hợp tác/mẫu thư ngỏ hoặc bản Email mời hợp tác truyền thông gửi đến những đối tác tiềm năng đối với công ty. Mời các bạn tham khảo một số mẫu thư mời hợp tác hay nhất hiện nay.

1. Hợp tác là gì?

Trước khi soạn thảo mẫu thư mời hợp tác, bạn đọc cần hiểu rõ ý nghĩa của khái niệm hợp tác để soạn thảo đúng nội dung và mục đích của mẫu thư mờ hợp tác. Hợp tác kinh doanh là việc các bên tham gia cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực bất kỳ để cùng nhau hướng tới một mục đích nào đó.

Việc hợp tác được hình thành dựa trên 02 nguyên tắc, đó là: nguyên tắc tự do bình đẳng giữa các bên và nguyên tắc các bên tham gia đều có lợi ích, không ảnh hưởng tới lợi ich của người khác. Mối quan hệ hợp tác được xây dựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hợp tác kinh doanh, hợp tác làm việc… nhưng mối quan hệ này luôn được các bên mong muốn hợp tác lâu dài, có kết quả tốt. Để gây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả thì cần có những yếu tố như các bên tham gia phải có chung mục tiêu và tham vọng, xác định rõ vai trò của từng bên, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, giải quyết mâu thuẫn, xung đột bằng phương pháp hòa bình.

2. Mẫu thư mời hợp tác 2024

Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh/ mẫu thư mời hợp tác đầu tư/ mẫu thư ngỏ hợp tác có thể là gửi văn bản trực tiếp hoặc phổ biến hơn hiện nay là email mời hợp tác truyền thông, kinh doanh.

Dù dưới hình thức nào thì mẫu thư mời hợp tác đều cần được chú trọng nội dung, truyền đạt rõ ràng về cơ hội cũng như những lợi ích mà bên bạn muốn hợp tác cùng có thể đạt được.

Trong hoạt động kinh doanh, việc tìm kiếm đối tác là một khâu rất quan trọng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường sử dụng thư mời hợp tác để gửi đến các đối tác tiềm năng. Bạn đọc tham khảo mẫu thư mời hợp tác phổ biến nhất dưới đây:

Mẫu thư mời hợp tác

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-***———–

Kính gửi:.................

Đầu tiên, Ban giám đốc Công ty ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Chắc hẳn quý đối tác đã từng nghe đến thương hiệu ………… của công ty chúng tôi. Công ty ……………….là công ty hàng đầu về lĩnh vực cung cấp các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. Các lĩnh vực được coi là thế mạnh của …………….. khó có đơn vị nào có thế mạnh cạnh tranh với …………. Với triết lý kinh doanh “……………….”, ……..…… luôn muốn đem đến sự thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.

Công ty ……….. xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động …………….. – một mảng chiến lược của chúng tôi trong thời gian hiện tại và sắp tới.

Chúng tôi đề xuất ra đây 2 hình thức hợp tác:

1. Hình thức hợp tác thứ nhất:……

Dịch vụ tham khảo: Luật sư tư vấn pháp luật qua email, tư vấn luật trả lời bằng văn bản

2. Hình thức hợp tác thứ hai:……

Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty …………….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Mọi hình thức hợp tác kinh doanh xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

Văn phòng giao dịch – Công ty ……

Địa chỉ trụ sở:…

Điện thoại: … Fax: …

Email: …… Web:……

Xin trân trọng cảm ơn!

Tổng Giám đốc/Giám đốc

(Ký, đóng dấu)

3.  Mẫu công văn đề nghị hợp tác

Mẫu công văn đề nghị hợp tác là văn bản mang tính trang trọng và nghiêm túc thể hiện lòng thành mong muốn được hợp tác đối với bên đối tác đã được xác định. Mẫu công văn này được sử dụng sau khi đơn vị tổ chức đã gửi thư mời hợp tác, thư ngỏ hợp tác tới các đối tác tiềm năng.

Mời bạn đọc tham khảo mẫu công văn đề nghị hợp tác mới nhất của Hoatieu.vn dưới đây:

3.1 Mẫu công văn đề nghị hợp tác mới nhất

CÔNG TY TNHH................

-----------

Số: ......./CV/20.....

V/v: Cung cấp dịch vụ .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------*****---------

......, ngày........tháng......năm 20.......

Kính gửi: ........................

Công ty ......... được thành lập theo Giấy đăng ký hoạt động số: ........ do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố ....... cấp ngày ...... tháng ...... năm ........

Mã số thuế: ............................

Trụ sở chính: Tầng.........., tòa nhà ............, Số .........., đường ........., quận/huyện ..........., tỉnh/Thành phố:.......

Điện thoại: ........................ Fax: ....................................

Email: ........................................ Website:......................

Người đại diện pháp luật:

Họ và tên: .................................. Chức vụ: .....................

Giới tính: ................... Dân tộc: ......... Quốc tịch: .........

CCCD/CMND số: ...........Nơi cấp: ...... Cấp ngày: ....../.... /.....

Lĩnh vực hành nghề (kinh doanh): .........................

Nội dung yêu cầu hỗ trợ kinh doanh: ...........................

......................................................................................

.....................................................................................

....................................................................................

Rất mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ Quý cơ quan!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Trung tâm kinh doanh ......

- Lưu VP

Giám đốc

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

3.2 Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ cung cấp dịch vụ

Các công ty khi phát sinh hoạt động nào đó mà cần một đơn vị đối tác để hỗ trợ cung cấp dịch vụ thì mẫu công văn dưới đây được sử dụng một cách hữu hiệu và hợp lý nhất.

CÔNG TY...

-----------

Số: /CV/......

V/v: Cung cấp dịch vụ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------*****---------

........, ngày...tháng...năm........

Kính gửi: .......................

Công ty ............................................................ được thành lập theo Giấy đăng ký hoạt động công ty số..................... do Sở................................................... cấp ngày... tháng... năm......

Mã số thuế: ............................

Địa chỉ: .....................................................................................................

Điện thoại: ................................ Fax: ............................

Email: .................................... Website: .............................

Giám đốc Công ty ...........................................

Họ và tên: Ông/Bà.........................Giới tính: Nam/nữ

Dân tộc: ........ Quốc tịch: ....................

CCCD/CMND số: ......................... Nơi cấp: ............................Cấp ngày: ..........................

Lĩnh vực kinh doanh: ..........................................................................................................

Nội dung yêu cầu hỗ trợ kinh doanh dịch vụ ................................., cụ thể:

.......................................................................................

.......................................................................................

.......................................................................................

Rất mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ Quý cơ quan!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Trung tâm kinh doanh.................

- LưuVP

Giám đốc

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

4. Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh dành cho cá nhân

Mời bạn đọc tham khảo mẫu thư mời hợp tác kinh doanh dành cho cá nhân, nội dung được đề cập trong mẫu khá đầy đủ nội dung cần truyền đạt đến đối tác từ tình hình hoạt động của công ty đến mong muốn, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp.

Tôi hiện nay đang kinh doanh ngành hàng may mặc quần áo xuất khẩu (doanh nghiệp nhỏ). Văn phòng Công ty của tôi nằm ở .........., xưởng may thì nằm ở tỉnh. Hiện nay chúng tôi đang hoạt động ổn định với trên ......công nhân và các đối tác lâu dài.

Nay tôi đang gặp khó khăn do năm rồi tôi có đầu tư vào một dự án lớn ở tỉnh........., bị thất bại, lỗ gần .....tỷ đồng hiện nay chưa hồi phục được, nên bây giờ muốn tập trung phát triển công ty may thôi nhưng lực đã cạn.

Xin mời các bạn hợp tác với tôi dưới dạng đóng góp cổ đông hoặc cho vay tiền để mở rộng hoạt động. Số vốn tôi cần hiện nay chỉ khoảng.......... đồng là đủ.

Rất mong nhận được hồi âm nghiêm túc của các bạn theo số điện thoại .................... (gặp.....)

Cám ơn vì đã đọc thư.

5. Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh

Dưới đây là mẫu thư mời hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cho các Công ty xây dựng. Mời bạn đọc tham khảo thư ngỏ bên dưới đây:

THƯ NGỎ HỢP TÁC KINH DOANH

Kính gửi: Quý đối tác

Đầu tiên, Ban giám đốc ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Ví dụ: Miêu tả về công ty, ngành nghề, thế mạnh, thâm niêm, thành tựu và một vài đối tác của công ty mình. Ví dụ về công ty hoạt động trong việc cung ứng vật liệu xây dựng – thạch cao.

Công ty…… được thành lập năm ……….., chúng tôi đã có những bước phát triển và không ngừng hoàn thiện trong việc thiết kế, thi công trần thạch cao, phân phối vật liệu Công ty đã thi công các công trình trần vách thạch cao như tại các dự án: khách sạn, trường học, văn phòng hay nhà ở dân dụng… Áp dụng công nghệ và vật liệu mới với những yêu cầu về công nghệ giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo đã luôn mang đến sự hài lòng về mức độ hoàn mỹ để khẳng định “ĐẲNG CẤP CÔNG TRÌNH” cho các đơn vị hợp tác và nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động đã qua.

CÔNG TY ……… xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động Đầu tư – Kinh doanh nhằm gia tăng giá trị và quảng bá thương hiệu chung cho cả hai bên. Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, CÔNG TY ……….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Thông tin liên hệ:

Mời liên hệ email: …….. hoặc SĐT…

Địa chỉ văn phòng: …….

Website: ……

ĐẠI DIỆN CÔNG TY ………..

Giám đốc

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

6. Thư ngỏ hợp tác kinh doanh 2024 chuẩn

THƯ NGỎ

Kính gửi: QUÝ CÔNG TY ....................

CÔNG TY CỔ PHẦN ………………….. xin gửi lời chào trân trọng đến Quý Công Ty

Công ty Cổ Phần ............. là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ trái dừa lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam với quy mô 4 nhà máy sản xuất, tổng diện tích sử dụng trên 92.000 m2, lực lượng lao động trên 250 người. Sau hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động, công ty đã không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường và niềm tin đối với khách hàng. Hiện nay sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp trong cả nước. Từ năm 2001 đến nay, công ty liên tục được Bộ Công Thương quyết định công nhận danh hiệu xuất khẩu uy tín của Việt Nam, năm 2011 công ty chúng tôi vinh dự được chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hàng ba. (giới thiệu về công ty)

Nay công ty chúng tôi chân trọng gửi đến quý công ty thư ngỏ này với mong muốn quý công ty có thêm sự lựa chọn và chúng tôi có thêm khách hàng thân thiết mới:

Các sản phẩm của công ty:

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Với nền tảng vững chắc trên, mới đây chúng vừa đưa ra một sản phẩm mới là than hoạt tính tẩy màu dùng trong công nghệ thực phẩm như: mía đường, dầu ăn,….

Với thời gian và hình thức thanh toán linh hoạt, đáp ứng nhanh. Đặc biệt giá cả hồn hảo nhất và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Quý công ty có nhu cầu hợp tác hoặc muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi qua Website: ……….. hoặc liên hệ trực tiếp. Rất mong được hợp tác và phục vụ.

Chân thành cảm ơn Quý Công Ty đã quan tâm đến thư ngỏ này!

*Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Phòng kinh doanh (tại ...................) Phòng kinh doanh (tại .)..........................

MR:…………………… Tel: ……………………

Email:………………

Fax: ……………. Tel: …………………

7. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cập nhật mới nhất tại Hoatieu.vn, trong nội dung của mẫu này có đề cập đến 2 hình thức hợp tác kinh doanh mà đối tác có thể lựa chọn.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----***------

Kính gửi:.............

Đầu tiên, Ban giám đốc Công ty ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Công ty ……… là công ty hàng đầu về lĩnh vực cung cấp các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. Với triết lý kinh doanh “……………….”, ……..…… luôn muốn đem đến sự thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.

Công ty……….. xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động …… - một mảng chiến lược của chúng tôi trong thời gian hiện tại và sắp tới.

Chúng tôi đề xuất ra đây 2 hình thức hợp tác:

1. Hình thức hợp tác thứ nhất:……………………………………

……………………………………………………………..……….……

2. Hình thức hợp tác thứ nhất:………………………………………

……………………………………………………………..……….……

Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm - dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty…………….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Mọi hình thức hợp tác kinh doanh xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

Văn phòng giao dịch - Công ty………………..............

Địa chỉ trụ sở:…………………………………………………………

Điện thoại: …………………......... Fax: ……………………………

Email: ………………………............ Web:…………………………

Xin trân trọng cảm ơn!

Tổng Giám đốc

8. Một số lưu ý khi viết thư ngỏ mời hợp tác

Chú trọng vào khách hàng

Khách hàng chỉ muốn biết 1 điều duy nhất: họ được gì khi sử dụng sản phẩm của bạn, đó là quy luật tâm lý. Nói thẳng ra, họ chẳng để ý gì đến công ty lẫn sản phẩm của bạn cả, họ chỉ muốn biết đến những cái lợi mà họ sẽ nhận được mà thôi. Vì vậy, khi viết thư chào hàng, hãy sử dụng nhiều và trực tiếp những đại từ “bạn, anh, ông, bà …” thay vì “tôi, chúng tôi”. Hãy nhớ là bạn đang bán hàng cho khách chứ không phải bán cho chính mình.

Tương tự, hãy nghiên cứu thị trường mục tiêu để biết được tâm lý mua hàng của họ, biết được điều gì khiến khách hàng của mình nhanh chóng móc ví chi tiền.

Tạo được sự chú ý ngay tức thì

Bạn chỉ có vài giây để làm cho khách hàng để tâm đến sản phẩm đang được chào bán. Vì thế hãy tận dụng cơ hội đó và “nói” thế nào để giành được sự chú ý của khách hàng ngay tức thì.

Đề cập đến lợi ích của sản phẩm ngay ở headline đầu tiên một cách ngắn gọn, duyên dáng và trực tiếp. Một headline chỉ nên chứa không quá 17 từ, nếu không nó sẽ không thể phát huy hiệu quả.

Thêm phụ đề

Phụ đề giúp cho một lá thư chào hàng dễ đọc và có vẻ bớt dài dòng hơn đồng thời nhấn mạnh thêm những lợi ích của sản phẩm mà bạn đang chào bán. Cứ 3-4 đoạn hãy thêm 1 phần phụ đề nhằm củng cố và tóm tắt lại nội dung chính.

Câu cú ngắn gọn và phải được phân đoạn tốt

Hãy viết những câu ngắn và chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chỉ nên có từ 4 đến 5 câu và tập trung vào ý chính nhằm giúp người đọc dễ đọc, dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.

Có những “bằng chứng” thuyết phục

Những “chứng thực” này sẽ là một công cụ rất hữu ích. Về tâm lý, khách hàng thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác, đặc biệt là ý kiến của những chuyên gia tiếng tăm. Tiếng nói của họ sẽ là bằng chứng thuyết phục khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm củ bạn.Các giải thưởng, bằng khen, chứng nhận … chẳng hạn như chứng nhận “hàng Việt nam chất lượng cao” hay các tiêu chuẩn như ISO … cũng được xem là những “bằng chứng” rất thuyết phục. Hãy biết cách sử dụng công cụ này một cách khéo léo, hiệu quả và trung thực.

Nên sử dụng các gạch đầu dòng

Hãy sử dụng thật nhiều công cụ này trong bản thảo của bạn. Mọi người thường rất thích đọc những tài liệu được trình bày kiểu gạch đầu dòng vì nó cho cảm giác ngắn gọn, cô đọng, đỡ tốn thời gian. Do đó, hãy liệt kê những lợi ích và điểm mạnh của bạn dưới dạng các gạch đầu dòng để thêm hiệu quả tác động.

Đừng dùng những từ ngữ mang nghĩa phủ định

Hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng những từ ngữ mang nghĩa phủ định bằng cách chuyển chúng sang nghĩa khẳng định. Đừng sử dụng những từ như “phức tạp”, “sai lầm”, mà hãy viết thường xuyên những từ kiểu như “dễ dàng”, “ chắc chắn”. Những tính từ mang nghĩa phủ nhận hoặc tiêu cực sẽ làm thiệt hại lớn đến kết quả công việc, bởi chúng dễ tạo ra những cảm giác tiêu cực nơi người tiếp nhận.

Mời chào hấp dẫn

Một lời mời chào hấp dẫn đóng góp 25% thành công của thư chào hàng, song nó rất thường hay bị bỏ quên. Hãy tưởng tượng bạn đang chào bán một sản phẩm nào đó với thật nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng. Làm thế nào để chào hàng của bạn càng tạo được ấn tượng và quan tâm ? Hãy khuếch đại giá trị của những món quà khuyến mại kèm theo. Bạn cũng có thể dùng cả thủ thuật này cố gắng tạo cho khách hàng cảm giác rằng giá trị của các quà tặng còn lớn hơn giá trị của sản phẩm đang chào bán. Thật sự là có những người mua sản phẩm chỉ vì những quà tặng đi kèm mà thôi. (có bà nội trợ mua 1 lần 7kg bột nêm Knor để có được 1 bộ 7 chiếc tô thuỷ tinh trong suốt.)

Yêu cầu đặt hàng

Thật là thiếu sót khi bạn đã nói về sản phẩm, lợi ích, hướng dẫn sử dụng cũng như mọi thứ thông tin liên quan khác nhưng cuối cùng lại không mời gọi người ta đặt hàng.

Đối với thương mại điện tử cũng vậy, đừng bao giờ để khách hàng thoát ra khỏi website của bạn mà không chi tiền để đặt mua món gì đó. Tạo một đường link kiểu như “hãy click vào đây để đặt hàng". Hãy hướng dẫn một cách thật rõ ràng, tỉ mỉ và dễ hiểu.Bạn cần phải nói cho khách hàng biết họ phải làm gì tiếp theo để có thể mua hàng của bạn một cách dễ dàng tiện lợi nhất.

Tái bút

Dành ít nhất 2 dòng cho tái bút bởi đây là phần khách hàng thường đọc nhiều nhất ngoài headline. Đừng quên viết phần này nếu bạn không muốn bỏ qua những cơ hội tốt để có được những khách hàng tiềm năng.

Có thể nội dung tái bút là (1) nhắc lại và củng cố headline (2) tóm tắt nội dung bạn vừa viết. Tóm lại, chỉ cần nhớ rằng bạn không nên bỏ qua phần tái bút.

9. Thư mời hợp tác bằng tiếng Anh

Thư mời hợp tác bằng tiếng Anh thông thường được sử dụng trong trường hợp đơn vị đối tác bạn muốn hướng đến là một doanh nghiệp nước ngoài, có vốn đầu tư nước ngoài hay có hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Trường hợp đối tác là một doanh nghiệp Việt khi gửi thư mờ hợp tác bằng tiếng Anh thì luôn phải có một bản tiếng Việt để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với họ. Một điểm cần lưu ý nữa là khi gửi thư mời hợp tác bằng tiếng Anh cho một đối tác nào đó khi mà bạn đã thật sự tìm hiểu kỹ về đối phương, nhận định rõ về thực lực và khả năng kinh doanh của họ để cùng hợp tác đem lại lợi nhuận.

Dưới đây là mẫu thư mời hợp tác bằng tiếng Anh bạn đọc tham khảo nhé.

Dear DigiSay,

I am Tin Nguyen, an employee from Sustainable Textile Solutions (STS) - a Vietnam based company providing database for textile companies to move toward sustainable development, transformation and sourcing. STS would like to meet with you so we can get an understanding of each other and develop a cooperation between the two organizations, as well as between Vietnam and the US textile industry.

My manager Judy Nguyen will visit Texas from 15 to 30 July. She would love to get some coffee and/or lunch with you. Please let me know where and when we can meet. We look forward to speaking to you in person.

Sincerely,

Finn Pham

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
10 54.087
0 Bình luận
Sắp xếp theo