Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09 – DN

Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09 – DN

Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BCTC gồm có: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09 – DN theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tìm hiểu về Hướng dẫn lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
  • Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
  • Các chính sách kế toán áp dụng.
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Đơn vị báo cáo: ............................
Địa chỉ: .........................................

Mẫu số B09 – DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm ....... (1)

I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1. Hình thức sở hữu vốn

2. Lĩnh vực kinh doanh

3. Ngành nghề kinh doanh

4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

5. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

6. Cấu trúc doanh nghiệp

  • Danh sách các công ty con;
  • Danh sách các cong ty liên doanh, liên kết;
  • Danh sách các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../..../.... kết thúc vào ngày ..../..../...).

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

1. Chế độ kế toán áp dụng

2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

IV. Các chính sách kế toán áp dụng (trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

1. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam (Trường hợp đồng tiền ghi sổ kế toán khác với Đồng Việt Nam)

2. Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế (lãi suất hiệu lực) dùng để chiết khấu dòng tiền;

3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

4. Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính

a) Chứng khoán kinh doanh;

b) Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;

c) Các khoản cho vay;

d) Đầu tư vào công ty con; công ty liên doanh, liên kết;

đ) Đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác;

e) Các phương pháp kế toán đối với các giao dịch khác liên quan đến đầu tư tài chính.

5. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

6. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

  • Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;
  • Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
  • Phương pháp hạch toán hàng tồn kho;
  • Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

7. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư:

8. Nguyên tắc kế toán các hợp đồng hợp tác kinh doanh.

9. Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại.

10. Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước.

11. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả

12. Nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính

13. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:

14. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.

15. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.

16. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện

17. Nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi

18. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

  • Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, quyền chọn trái phiếu chuyển đổi, vốn khác của chủ sở hữu.
  • Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
  • Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.
  • Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.

19. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

  • Doanh thu bán hàng;
  • Doanh thu cung cấp dịch vụ;
  • Doanh thu hoạt động tài chính;
  • Doanh thu hợp đồng xây dựng.
  • Thu nhập khác

20. Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

21. Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán.

22. Nguyên tắc kế toán chi phí tài chính.

23. Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

24. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

25. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.

V. Các chính sách kế toán áp dụng (trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

1. Có tái phân loại tài sản dài hạn và nợ phải trả dài hạn thành ngắn hạn không?

2. Nguyên tắc xác định giá trị từng loại tài sản và nợ phải trả (theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi, giá trị hợp lý, giá trị hiện tại, giá hiện hành...)

3. Nguyên tắc xử lý tài chính đối với:

  • Các khoản dự phòng;
  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá (còn đang phản ánh trên Bảng cân đối kế toán – nếu có).
Đánh giá bài viết
22 98.492
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo