Suy nghĩ: phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: phải chăng tri thức làm nên giá trị con người. Đây được đánh giá là một câu hỏi hay trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 Tp Hà Nội. Sau đây là dàn ý suy nghĩ về phải chăng tri thức làm nên giá trị con người hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý suy nghĩ: phải chăng tri thức làm nên giá trị con người - mẫu 1

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Vai trò của tri thức đối với việc tạo nên giá trị con người.

b. Triển khai vấn đề

Học sinh triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Học sinh có thể đồng tình hoàn toàn, đồng tình một phần hoặc không đồng tình với câu hỏi trong đề miễn sao các em lập luận hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý cho một hướng giải quyết đề bài:

* Giải thích

- Tri thức: là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội mà con người có được thông qua quá trình trải nghiệm, tích lũy cá nhân hoặc thông qua giáo dục.

- Giá trị con người: là ý nghĩa sự tồn tại của mỗi con người, là tất cả những điều mỗi người đem đến, tạo ra cho cuộc sống, từ đó khẳng định vị trí của họ.

→ Khẳng định vấn đề: Tri thức làm nên giá trị con người.

* Bàn luận

- Tri thức giúp con người có hiểu biết phong phú, sâu rộng, có khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy để làm chủ hoàn cảnh, giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, từ đó đạt đến thành công.

- Tri thức rèn cho con người những đức tính phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, bền bỉ, cầu tiến.

- Tri thức giúp con người khẳng định chính mình, có chỗ đứng trong xã hội, được kính trọng, yêu mến.

* Liên hệ, mở rộng vấn đề

- Tri thức phải gắn liền với thực tiễn, không đồng nhất bằng cấp với việc có tri thức.

- Tri thức chỉ thực sự làm nên giá trị của con người khi song hành với một nhân cách đẹp.

- Phê phán những người chỉ “học” mà không “hành”, chỉ biết tích luỹ tri thức trong sách vở mà không biết học tập và thực hành trong thực tế.

* Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò của tri thức, mối quan hệ giữa tri thức và giá trị con người.

- Có ý thức trau dồi, tích lũy tri thức đồng thời rèn luyện nhân cách để hoàn thiện bản thân.

2. Dàn ý suy nghĩ: phải chăng tri thức làm nên giá trị con người - mẫu 2

a. Yêu cầu về hình thức:

- Trình bày suy trinh trong khoảng ⅔ trang giấy thi.

- Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

b. Yêu cầu về nội dung: Tri thức làm nên giá trị con người.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu, dẫn dắt vào đề.

- Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

* Giải thích:

- Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.

- Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.

=> Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời.

* Bàn luận

- Vì sao có thể nói tri thức làm nên giá trị con người:

+ Giá trị con người không phải chỉ được xác định bằng hình thức bên ngoài mà quan trọng hơn là được xem xét từ tính cách, tâm hồn, những ứng xử của chúng ta với người khác và để có được những điều đó thì phải tích lũy bằng sự hiểu biết, tri thức.

+ “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. (Lê-nin)

- Biểu hiện của tri thức làm nên giá trị con người:

+ Có tri thức, bản thân mỗi người sẽ biết làm thế nào cho hợp lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ.

+ Có tri thức, mỗi người sẽ bản lĩnh hơn trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách giải quyết.

+ Biết tri thức làm nên giá trị sống, phong cách sống, mỗi người sẽ không ngừng tích lũy tri thức dày thêm để tự phát triển và hoàn thiện chính mình.

+ ….

Muốn có được sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trong quá trình làm, học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.

* Phản đề - mở rộng:

+ Tri thức tạo nên giá trị con người nhưng có những người nhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để cuộc đời trôi qua hoài phí.

+ Có những người biết tích lũy thêm hiểu biết nhưng lại sử dụng nó vào việc hủy diệt, làm hại đồng loại, trục lợi cho bản thân. Như thế, tri thức chỉ thật sự tạo nên giá trị tốt đẹp khi được vận dụng để làm những điều có ích cho cộng đồng.

- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã tích lũy tri thức để không ngừng nâng cao giá trị của chính mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 28.186
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm