Soạn văn 7 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Hướng dẫn soạn văn 7 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh trong bài viết sau đây của Hoatieu sẽ giúp các bạn học sinh trả lời được các câu hỏi trong trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu bài soạn Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Để chuẩn bị tốt cho bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung dưới đây của Hoatieu để nắm được các ý chính quan trọng của bài học.
Soạn văn Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Phần I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH
Trả lời câu 1 trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2
Trong đời sống, ta cần chứng minh khi mình muốn cho ai đó thấy rằng điều mình nói là đúng, không phải nói dối.
Ví dụ: Chứng minh em bị bệnh: em phải đưa giấy khám bệnh cho người ta biết là em bị bệnh thật không hề giả bệnh.
* Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm:
- Đưa ra những bằng chứng thuyết phục. Bằng chứng ấy có thể là người, vật, số liệu…
- Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ, để chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
Trả lời câu 2 trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2
Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ sử dụng lời văn thì để chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật, đáng tin cậy ta chỉ có cách dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận rõ ràng để làm sáng rõ vấn đề.
Trả lời câu 3 trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2
Đọc đoạn văn nghị luận và trả lời:
a.
- Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
- Luận điểm nhỏ (Các câu mang luận điểm).
+, Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
+, Vậy xin bạn chớ lo thất bại.
+, Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
b. Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận:
- Đừng sợ vấp ngã
- Các tình huống vấp ngã thường gặp
- Những danh nhân nổi tiếng, thành đạt cũng từng vấp ngã:
+, Oan Đi – xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng.
+, Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa- xtơ chỉ là một học sinh trung bình.
+, L. Tôn- xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
+, Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.
+, Ca sĩ ô- pê-ra nổi tiếng Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
- Cuối cùng, bạn chớ lo thất bại.
=> Các sự thật được dẫn đáng tin cậy.
Phần II
LUYỆN TẬP
Đọc bài văn “Không sợ sai lầm”:
a. Luận điểm: Không sợ sai lầm.
* Những câu mang luận điểm đó:
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào…cuộc đời.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Luận cứ:
- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại …ngoại ngữ”.
- Khó tránh được những sai lầm trên con đường bước vào tương lai: “Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì…Thất bại là mẹ thành công”.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: “Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh…để tiến lên”.
=> Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục.
c. Cách lập luận chứng minh của bài này khác với bài “Đừng sợ vấp ngã”:
- Để chứng minh, trong bài “Đừng sợ vấp ngã”, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhiều dẫn chứng cụ thể.
- Trong bài “Không sợ sai lầm”, người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ, không nêu dẫn chứng cụ thể.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Cô bé bướng bỉnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 8 bài chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
Top 7 bài chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
Top 7 mẫu chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
Top 9 bài chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
Chứng minh quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay la một kẻ lòng lang dạ thú
Gợi ý cho bạn
-
(Có đáp án) Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối tri thức cả năm
-
Bộ đề thi Toán lớp 7 giữa học kì 1 2023-2024
-
Giành độc lập, tách khỏi khối Liên hiệp Anh và thành lập nước Cộng hòa Nam Phi
-
Nêu cảm nhận của em về tình cảm cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió
-
Đọc mở rộng theo thể loại Kéo co siêu ngắn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 7
Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Vì sao Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô?
Top 5 Đề thi học kì 2 Toán 7 Cánh Diều có đáp án 2024
Soạn bài Thực hành đọc Ngôi nhà trên cây
Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê VNEN
Tóm tắt cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con