Nghị luận xã hội về câu nói Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình

Nghị luận xã hội về câu nói Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 củng cố thêm kiến thức trong bài viết nghị luận xã hội, Hoatieu xin chia sẻ dàn ý nghị luận câu nói người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình trong bài viết sau đây.

1. Dàn ý nghị luận người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh, tuy nhiên một nghịch lí vẫn tồn tại ‘Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”.

2. Thân bài

– “Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển.

– “Thay đổi chính mình” lại là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để hoàn thiện bản thân con người cần nỗ lực thay đổi, cải thiện.

--> Câu nói: “ Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” đã chỉ ra sai lầm của con người trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân.

--> Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người, để thay đổi được thế giới, làm được những điều lớn lao, trước hết hãy tự thay đổi chính mình.

– Thay đổi thế giới là khát vọng đẹp, cần được khích lệ bởi nó góp phần cải tạo xã hội, đưa con người đến gần hơn với sự văn minh.

– “Con người không ai muốn thay đổi bản thân”:

+ Không ai muốn thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm và tự phủ định bản thân.

+ Đây là tâm lí thông thường ở mỗi con người nhưng nếu không thay đổi con người sẽ không thể phát triển, tiến bộ mà mãi giậm chân tại chỗ.

--> Trong quá trình phát triển của mình, để thực hiện được những mục tiêu, lí tưởng cao đẹp, dù không muốn nhưng con người nhất thiết cần tự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về bản thân để khắc phục những khuyết điểm, có ý thức thay đổi để hoàn thiện chính mình.

3. Kết luận

Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về thái độ và hành động của bản thân trong việc nhìn nhận, thay đổi chính mình. Chỉ khi ta thay đổi được bản thân ta mới có thể thay đổi được thế giới.

2. Nghị luận Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình mẫu 1

Xã hội luôn phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, con người cũng cần thay đổi, phát triển và nâng cao giá trị của bản thân, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình. Câu nói nêu lên thực trạng hiện nay, đó là khi con người muốn làm những điều lớn lao, kì vĩ để thay đổi thế giới nhưng ngay từ những điều nhỏ nhất của bản thân lại không chịu bản thân. Ý cả câu khuyên nhủ con người phải biết thay đổi bản thân nếu muốn đạt được thành công. Thay đổi bản thân là việc mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, cải thiện để mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Việc thay đổi bản thân của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đối với cuộc sống, sự phát triển của xã hội. Người biết thay đổi bản thân là người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Bên cạnh đó, họ còn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê… Việc thay đổi bản thân có ý nghĩa to lớn với con người và xã hội: thay đổi để làm cho bản thân ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này sẽ không phát triển được bản thân, dần dần sẽ tụt về sau và không có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, quỹ thời gian của chúng ta cũng giống nhau, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên và nắm bắt những cơ hội quý giá trong cuộc sống của mình.

3. Nghị luận Người người đều muốn thay đổi thế giới - mẫu 2

Con người có bản năng chinh phục mạnh mẽ bởi vậy trong cuộc sống họ không ngừng tìm tòi, khám phá để làm chủ cuộc sống, thay đổi thế giới. Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh, tuy nhiên một nghịch lí vẫn tồn tại ‘Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”.

“Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển. “Thay đổi chính mình” lại là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để hoàn thiện bản thân con người cần nỗ lực thay đổi, cải thiện. Câu nói: “ Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” đã chỉ ra sai lầm của con người trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân.

Trong cuộc sống, con người luộn hướng đến những lí tưởng, mục đích cao đẹp để thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới, đây là lí tưởng đúng đắn, đáng được trân trọng nhưng vẫn còn những người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại quên mất thay đổi chính bản thân mình. Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người, để thay đổi được thế giới, làm được những điều lớn lao, trước hết hãy tự thay đổi chính mình.

Thay đổi thế giới là khát vọng đẹp, cần được khích lệ bởi nó góp phần cải tạo xã hội, đưa con người đến gần hơn với sự văn minh. Khát vọng thay đổi thế giới cũng là khát vọng chung của tất cả con người, chẳng những thế mà chúng ta đi từ thời kì công xã nguyên thủy với lối sống mông muội, bản năng để đưa xã hội tiệm cận với văn minh, đủ đầy cả về vật chất và tinh thần như ngày nay. Ai cũng có những khát vọng thật lớn lao nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều ấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại này lại nằm ở yếu tố chủ quan của con người. Trong nhiều trường hợp, thấy bại không phải bởi năng lực, không phải bạn chưa cố gắng mà do bạn chưa nhận thức được chính bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

“Con người không ai muốn thay đổi bản thân” bởi không ai muốn thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm và tự phủ định bản thân. Đây là tâm lí thông thường ở mỗi con người nhưng nếu không thay đổi con người sẽ không thể phát triển, tiến bộ mà mãi giậm chân tại chỗ. Trong quá trình phát triển của mình, để thực hiện được những mục tiêu , lí tưởng cao đẹp, dù không muốn nhưng con người nhất thiết cần tự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về bản thân để khắc phục những khuyết điểm, có ý thức thay đổi để hoàn thiện chính mình.

Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về thái độ và hành động của bản thân trong việc nhìn nhận, thay đổi chính mình. Chỉ khi ta thay đổi được bản thân ta mới có thể thay đổi được thế giới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.416
0 Bình luận
Sắp xếp theo