Mẫu giáo án môn Tin học THCS theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Tin học THCS theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.
Giáo án môn Tin học theo công văn 5512
1. Mẫu giáo án môn Tin học lớp 6 theo công văn 5512
Chương 4: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản. Biết có nhiều phần mềm soạn thảo văn bản.
- Chỉ ra được biểu tượng của Word và biết cách thực hiện thao tác khởi động Word. Phân biệt được các thành phần cơ bản của màn hình làm việc Word.
2. Kĩ năng:
- Trình bày được vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh. Biết cách thực hiện lệnh trong bảng chọn và trên thanh công cụ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tập trung, sẵn sàng tìm hiểu nắm bắt kiến thức.
- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và đời sống
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng nhóm, bảng phụ.
- Học liệu: Giáo án, SGK, SGV.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trước nội dung bài học, SGK, vở, bút ghi chép.
III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT:
Nêu vấn đề, vấn đáp, cá nhân, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có hứng thú tìm hiểu văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG |
- GV: Trong hoạt động hằng ngày, các em thường xuyên tiếp xúc với văn bản. Vậy các em hãy trả lời 2 câu hỏi trong phiếu học tập để thể hiện sự hiểu biết của bản thân mình về văn bản. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời vào phiếu học tập. - GV quan sát hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu. - GV mời lần lượt 2 em học sinh đọc câu trả lời trong phiếu học tập sau khi đã hoàn thành yêu cầu. - GV yêu cầu các học sinh khác nhận xét, bổ sung nếu có. - GV nhận xét, bổ sung. - Như vậy là các em vừa thể hiện được sự hiểu biết của mình về văn bản thông qua những câu trả lời trong phiếu học tập. Và để hiểu rõ hơn về văn bản, phần mềm soạn thảo văn bản, cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay: “Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN” | - HS lắng nghe yêu cầu của GV, vận dụng thực tế để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. - Lần lượt từng HS đứng lên đọc nội dung trong phiếu học tập - HS nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. |
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản (8’)
Mục tiêu:
- Trả lời được soạn thảo văn bản là gì? Trình bày được phần mềm soạn thảo văn bản là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG |
- GV chia lớp học thành 4 nhóm. - GV: Như các em đã học ở chương I, có 3 dạng thông tin cơ bản, đó là: dạng văn bản, dạng âm thanh, dạng hình ảnh. - Vậy các em hãy suy nghĩ, vận dụng trong cuộc sống hàng ngày để lấy một số ví dụ về văn bản và ghi vào 1 tờ giấy nháp. (5 phút) Ví dụ: Thời khóa biểu, bảng 5 điều Bác Hồ dạy, truyện, sách, vở… - Yêu cầu mỗi nhóm đại diện đọc các ví dụ của nhóm mình. - Có thể cho các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau. - GV tuyên dương nhóm nào lấy được nhiều ví dụ nhất. ?Các em vừa có hoạt động gì trên tờ giấy nháp của nhóm mình? - Đó chính là các em đang hoạt động tạo ra văn bản, hay được gọi là soạn thảo văn bản. - Các em có thể tạo ra văn bản bằng cách viết, khắc chữ… Ngày nay nhờ có máy tính điện tử mà chúng ta có những công cụ hỗ trợ tạo ra văn bản trên máy tính, nó được gọi là phần mềm soạn thảo văn bản. Trong chương này thầy và các em sẽ được làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến nhất hiện nay là Microsoft Word (phiên bản 2003). H: Hãy so sánh văn bản soạn thảo bằng máy và viết tay? GV: Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản do hãng Microsoft phát hành. Hiện nay Microsoft Word được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Word có nhiều phiên bản khác nhau nhưng tính năng cơ bản của chúng là như nhau. - GV chốt kiến thức và cho HS ghi bài. | - Lắng nghe câu hỏi, 1-2 HS đứng lên trả lời. - HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ và lấy ví dụ. - 1 HS đại diện đọc các ví dụ của nhóm mình.. - Nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS suy nghĩ trả lời. - HS lắng nghe. HS: Soạn thảo bằng máy tính dễ sửa chữa, trình bày đẹp, in được nhiều bản,lưu trữ lâu dài. | 1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản: - Hoạt động tạo ra văn bản thường được gọi là soạn thảo văn bản. - Các phần mềm giúp tạo ra văn bản trên máy tính được gọi chung là phần mềm soạn thảo văn bản. - Tạo văn bản: Bằng bút, viết, giấy. Sử dụng máy tính. - Phần mềm “Microsoft Word” là phần mềm soạn thảo văn bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. |
Hoạt động 2: Khởi động Word (5’)
Mục tiêu: Chỉ ra được biểu tượng của phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, biết cách khởi động phần mềm.
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 6 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-tin-hoc-lop-6-theo-cong-van-5512-205892
2. Mẫu giáo án môn Tin học lớp 7 theo công văn 5512
BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính điện tử trong cuộc sống và học tập.
- Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ ô...
2. Kỹ Năng
- Quan sát, phân biệt những loại dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng tính.
3. Thái độ
- Tập trung cao độ, nghiêm túc trong giờ học.
4. Định hướng năng lực cần phát triển cho học sinh:
- Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo trình, bảng phụ.
2. Học sinh: Kiến thức cũ, sách, vở.
III - PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
IV - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung | ||||
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||
Chiếu bảng biểu “ Bảng điểm”cho Hs quan sát. Làm thế nào để sắp xếp danh sách theo điểm trung bình từ cao đến thấp của các bạn trong lớp?Chương trình bảng tính sẽ có những công cụ giúp em thực hiện những việc đó dễ dàng. Ta sẽ cùng tìm hiểu về chương trình này. | ||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính điện tử trong cuộc sống và học tập. - Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ ô... Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||
GV: Trong thực tế em thấy những dữ liệu nào được trình bày dưới dạng bảng? ? Theo em tại sao một số trường hợp thông tin lại được thể hiện dưới dạng bảng? GV: Đưa ra ví dụ: Hình 1 SGK – Em thấy gì? GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 – 4. Em thấy cách trình bày như thế nào? GV: Đưa ra kết luận cũng là khái niệm về Chương trình bảng tính. GV: Trong chương trình lớp 6 chúng ta đã học Word, các em nhớ lại xem màn hình của Word gồn những thành phần gì? GV: Giới thiệu màn hình làm việc của Excel và các thành phần có trên đó. GV: Giới thiệu về dữ liệu. GV: Giới thiệu về khả năng tính toán và sử dụng hàm hàm có sẵn. GV: Giới thiệu về khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu của chương trình. GV: Ngoài ra chương trình bảng tính còn có khả năng tạo các biểu đồ. | HS: Nghe câu hỏi và trả lời. HS: Trả lời và ghi chép. HS: Quan sát hình và trả lời. HS: Quan sát các hình và trả lời. HS: Lắng nghe và ghi chép. HS: Trả lời câu hỏi. HS: Ghi chép. HS: Nghe và ghi chép. HS: Lắng nghe và ghi chép. HS: Nghe và ghi chép. | 1. Bảng tính và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng - Thông tin thể hiện dưới dạng bảng để tiện cho việc theo dõi, sắp xếp, tính toán, so sánh… - Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng. 2. Chương trình bảng tính a) Màn hình làm việc - Các bảng chọn. - Các thanh công cụ. - Các nút lệnh. - Cửa sổ làm việc chính. b) Dữ liệu - Dữ liệu số và dữ liệu văn bản. c) Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn - Tính toán tự động. - Tự động cập nhật kết quả. - Các hàm có sẵn. d) Sắp xếp và lọc dữ liệu - Sắp xếp theo các tiêu chuẩn khác nhau. - Lọc riêng được các nhóm dữ liệu theo ý muốn. e) Tạo biểu đồ - Chương trình bảng tính có các công cụ tạo biểu đồ phong phú. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 7 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-tin-hoc-lop-7-theo-cong-van-5512-205893
3. Mẫu giáo án môn Tin học lớp 8 theo công văn 5512
Bài 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy thực hiện thông qua các lệnh
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các lệnh trong một chương trình, áp dụng các lệnh để điều khiển máy tính.
3. Thái độ
- Hình thành hoạt động theo nhóm, có ý thức tự chủ trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
PHƯƠNG PHÁP:
- Kết hợp phương pháp như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan.
- Hoạt động theo nhóm
- Đặt và giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (1phút)
- Kiểm tra sĩ số:
- Ổn trật tự, tạo không khí thoải mái để bắt đầu tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút):
Đặt vấn đề và triển khai bài: (5 phút)
Giới thiệu tổng quát của môn tin học 8
Em thấy rằng máy tính như một cục sắt, hay robốt hoạt động được, đi lại được và làm việc nhà được vì sao vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? (18 phút) | |
Yêu cầu HS tự đọc thông tin trong SGK ? Khi muốn mở một phần mềm trong máy tính em thực hiện như thế nào? ? Muôn đưa một kí tự a,b,… vào máy tính ta thực hiện thế nào? ü Vậy muốn máy tính thực hiện một công việc nào đó theo ý muốn của mình thì ta phải làm thế nào để máy tính hiểu và thực hiện? VD: khi tìm kiếm một cụm từ và cần thay thế cụm từ đó trong máy tính thì ta thực hiện như thế nào? NX: ta thấy máy tính sẽ thực hiện lệnh nào trước? ? Để chỉ dẫn một công việc nào đó cho máy tính thì máy tính sẽ thực hiện như thế nào? ? Vậy con người chỉ dẫn cho máy thực hiện công việc như thế nào? | HS: Thực hiện HS: trả lời HS: Nhận xét. TL: - Dùng chuột chọn biểu tượng trên màn hình. - dùng chuột vào start Programs chọn chương trình cần thực hiện. HS: trả lời HS: Nhận xét Ta gõ phím đó tương ứng từ bàn phím. HS: trả lời. ü TL: Để máy tính thực hiện một công việc theo ý muốn của con người thì ta phải đưa ra chỉ dẫn thích hợp cho máy tính. HS: Trả lời. HS: Nhận xét. TL: Chọn Edit find trong Replace find what: cụm từ Replace with: cụm từ cần thay thế Replace. HS: Trả lời TL: Máy tính sẽ thực hiện việc tìm kiếm trước sau đó sẽ thay thế.( Máy tính sẽ lưu cụm từ vào bộ nhớ, tìm đến vị trí mới và thay thế lại). HS: Trả lời. ü TL: Khi con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được. HS: Trả lời. HS: Nhận xét. ü TL: Con người chỉ dẫn máy tính thực hiện thông qua các lệnh. |
Hoạt động 2: Rôbốt nhặt rác (18 phút) | |
? Em hãy nêu một số người máy mà em biết? Yêu cầu HS đọc thông tin ? Thông qua các ví dụ trên em hiểu thế nào là người máy? Tìm hiều ví dụ về người máy nhặt rác. Yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK. ? Từ vị trí của robốt có thể thực hiện lệnh nào để nhặt rác được chính xác? | HS: Trả lời. - Asimô. - Cuộc thi rôbôcon. …. HS: Thực hiện. HS: Trả lời. HS: Bổ sung. ü Robốt( Người máy) là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động thông qua sự điều khiển của con người. HS: Thực hiện. HS: Trả lời. HS: Nhận xét. TL: Trình bày quá trình thực hiện công việc thông qua máy lệnh: |
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng (10 phút):(2 phút)
- Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- Lấy ví dụ?
4. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà học bài
- Soạn trước phần tiếp theo.
Rút kinh nghiệm
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-tin-hoc-lop-8-theo-cong-van-5512-205895
4. Mẫu giáo án môn Tin học lớp 9 theo công văn 5512
Chủ đề 1:
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Giới thiệu chung về chủ đề:
Ở các lớp dưới các em đã được học một số phần mềm ứng dụng như: Microsoft Word, Microsoft Excel, NNLT Pascal. Hàng ngày, các em thường hay trao đổi với bạn bè bằng cách Chat và gửi Email, các em có bao giờ thắc mắc là tại sao người ta lại có thể làm được như vậy không. Muốn biết câu trả lời thì các em sẽ hiểu rõ hơn trong chương trình lớp 9
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 6 tiết (PPCT: tiết1,2,3,4,5,6)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
-Kiến thức:
+ Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
+ Biết khái niệm mạng máy tính, Internet, địa chỉ IP, hệ thống WWW, siêu văn bản, Trang web, trình duyệt web, website.
+ Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.
+ Các lợi ích chính do Internet mang lại, sơ lược về giao thức TCP/IP.
+ Biết các cách kết nối Internet.
+ Truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Kỹ năng:
+ Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề liên quan đến mạng máy tính và internet
+ Kỹ năng quan sát, lắng nghe và hoạt động nhóm có hiệu quả.
+ Rèn kỹ năng khai thác, tìm kiếm thông tin, học liệu tham khảo.
+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
+ Phân biệt được qua hình vẽ: các mạng LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình mạng ngang hàng và mô hình khách chủ.
+ Biết tìm kiếm thông tin trên Internet.
+ Sử dụng được trình duyệt web.
- Thái độ:
+Giáo dục học sinh có ý thức mạng máy tính và internet đúng mục đích để đạt hiệu quả tốt.
+ Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
+ Yêu thích môn Tin học cũng như các môn khoa học khác và ý thức vận dụng các kiên thức đã học vào tìm hiểu nội dung bài học.
+ Nghiêm túc trong khi học tâoj, có ý thức bảo vệ chung.
+ Giúp đỡ nhau trong học tập.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
+ Thực hiện theo đúng quy trình và đúng mục đích khi sử dụng mạng máy tính và internet
+ Sử dụng thành thạo các trình duyệt Web thông dụng trên internet để tìm kiếm thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GIÁO VIÊN:
- Hình vẽ sgk, mô hình .
- Phiếu học tập của học sinh.
- Bảng Phụ.
2. HỌC SINH:
- Tiếp cận nội dung bài mới.
- Mỗi nhóm đem theo 1 bảng nhóm.
- Tìm hiểu về mạng Internet, trình duyệt web, cách tổ chức thông tin trên Internet
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động | ||
Mục tiêu hoạt động | Nội dung, phương pháp, tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động. |
- Học sinh biết được mạng máy tính, mạng Internet, các thành phần của mạng máy tính? | Noäi dung: - Trước khi vào bài GV cho HS xem hình ảnh (tranh minh họa). ? Em hãy xem những hình ảnh trên nói về vấn đề gì? Phương thức tổ chức hoạt động học tập: (Tổ chức HS hoạt động nhóm) *Chuyển giao nhiệm vụ - Đề nghị học sinh xác định: Câu 1: Mạng máy tính, Internet là gì?Câu 2: Các thành phần của mạng? *Thực hiện nhiệm vụ + Làm việc theo nhóm: Phân nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm hoạt động Nhóm 1, 2: Thực hiện câu hỏi 1 Nhóm 3, 4: Thực hiện câu hỏi 2 Học sinh tự suy nghĩ và viết câu trả lời vào bảng nhóm *Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập -Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại *Đánh giá kết quả hoạt động GV: Nhận xét, đánh giá chung cho hoạt động tìm hiểu trên. Chốt kiến thức - Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng, … - Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. - Các thành phần của mạng: + Thiết bị đầu cuối + Môi trường truyền dẫn + Các thiết bị kết nối mạng + Giao thức truyền thông: | - Mạng internet Nhóm 1,2: - Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên - Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới Nhóm 3, 4: - Các thành phần của mạng: + Thiết bị đầu cuối + Môi trường truyền dẫn + Các thiết bị kết nối mạng + Giao thức truyền thông: |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-tin-hoc-lop-9-theo-cong-van-5512-205896
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo 2024 cả năm file word
-
(Các môn) Giáo án điện tử lớp 10 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo cả năm file word
-
Bài giảng PowerPoint Tiếng Việt 2 KNTT buổi 2
-
Giới thiệu bộ tools của phần mềm ActivInspire, các chức năng cơ bản của Activ trong thiết kế giáo án điện tử
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án - Bài Giảng
Giáo án điện tử Tin học 11 Kết nối tri thức 19 bài
Giáo án điện tử An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT
Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức cả năm
Giáo án Địa lớp 7 Chân trời sáng tạo cả năm bản chuẩn
Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống