Gợi ý đáp án môn Công nghệ mô đun 3 THCS

Tải về

Gợi ý đáp án môn Công nghệ mô đun 3 THCS sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn mô đun 3. Mời các thầy cô tham khảo.

Gợi ý học tập môn Công nghệ mô đun 3 THCS được thầy cô gửi đến chia sẻ miễn phí cùng đồng nghiệp những nội dung chung nhất. Nội dung trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Đáp án tham khảo Mô đun 3 môn Công nghệ

1. Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?

– Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học;

– Kiểm tra đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên;

– Kiểm tra đánh giá là một bộ phận qua trọng của quản lý giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học.

2. Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Cả 2 cách đánh giá đều theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.

Nhưng đánh giá hiện đại có phần ưu điểm hơn vì đảm bảo chất lượng và hiệu quả của đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phải vận dụng cả 3 triết lí: Đánh giá vì học tập, Đánh giá là học tập, Đánh giá kết quả học tập

3. Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?

Năng lực học sinh được thể hiện:

– Khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

– HS phải giải quyết được vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn.

– HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội).

4. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt

2. Đảm bảo tính phát triển HS

3. Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn

4. Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học

5. Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

Với 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực tạo nên vòng tròn khép kín vì 7 bước trên có thể đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.

KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

  1. Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt
  2. Đảm bảo tính phát triển HS
  3. Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
  4. Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học

6. Thầy, cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?

Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá

diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Đánh giá thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết). Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của HS.

7. Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?

Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.

8. Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?

Câu tự luận thể hiện ở hai dạng: Thứ nhất là câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Thứ hai là câu tự luận trả lời có giới hạn, các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được phạm vi và độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra tự luận có câu hỏi mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời; do đó việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn.

9. Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá hỏi – đáp trong dạy học như thế nào?

GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học.

Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá hỏi – đáp trong dạy học như thế nào?

GV đặt câu hỏi và HS trả lời câuhỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học.

10. Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?

– Khi sử dụng đánh giá hồ sơ học tập, có thể kết hợp với các công cụ như bảng

quan sát, câu hỏi vấn đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric)…

– Hồ sơ học tập dung để kiểm tra đánh giá trong dạy học Công nghệ có thể là các

phiếu học tập, bài tập tình huống, bài tập vẽ, xây dựng qui trình chế biến, ảnh, video lưu lại quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập ngoài lớp học… Việc GV sử dụng các công cụ khác nhau nhằm thu thập được thông tin phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình học tập của HS phụ thuộc vào cách thức tổ chức, chuyển giao nhiệm vụ học tập đó.

Theo thầy/cô sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh không?

Sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh vì: Để tạo ra một sản phẩm đòi hỏi HS phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, các kĩ năng có tính phức tạp hơn, và mất nhiều thời gian hơn. Sản phẩm này có thể đòi hỏi sự hợp tác giữa các HS và nhóm HS, thông qua đó mà GV có thể đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.

11. Về mục tiêu đánh giá; căn cứ đánh giá; phạm vi đánh giá; đối tượng đánh giá theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác nhau?

– Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.

– Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được qui định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

– Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn.

– Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS.

Hãy tóm lược lại “Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Công nghệ theo Chương trình GDPT 2018” theo cách hiểu của thầy, cô?

Chương trình môn Công nghệ thực hiện định hướng về đánh giá kết quả giáo

dục trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các yêu cầu sau:

Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức

độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của HS trong suốt quá trình học tập môn học, qua đó điều chỉnh hoạt động dạy và học;

– Căn cứ đánh giá, các tiêu chí đánh giá và hình thức đánh giá bảo đảm phù

hợp với mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực công nghệ. Coi trọng đánh giá hoạt động thực hành; vận dụng kiến thức, kĩ năng làm ra sản phẩm của HS; vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

– Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau bảo đảm

đánh giá toàn diện HS; chú trọng đánh giá bằng quan sát trong đánh giá theo tiến trình và đánh giá theo sản phẩm. Với mỗi nhiệm vụ học tập, tiêu chí đánh giá được thiết kế đầy đủ, dựa trên yêu cầu cần đạt và được công bố ngay từ đầu để định hướng cho HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập; công cụ đánh giá phải phản ánh được yêu cầu cần đạt nêu trong mỗi chủ đề, mạch nội dung.

– Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; trong đó, đánh giá quá

trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy học, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của HS; khuyến khích tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

12. Theo thầy/cô với mỗi chủ đề/bài học có cần phải xác định được cả 5 thành phần năng lực Công nghệ hay không? Tại sao?

Mỗi chủ đề/bài học cần chú trọng đến đánh giá năng lực công nghệ nhưng không có nghĩa phải đánh giá đủ cả 5 thành tố năng lực Công nghệ: nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật. Mỗi nội dung dạy học cụ thể có thể chỉ nhằm hình thành và phát triển một hoặc một vài thành tố đó. Ví dụ đánh giá năng lực đọc bản vẽ kĩ thuật thì thành tố giao tiếp công nghệ nổi trội hơn cả. Nhưng khi đánh giá năng lực thiết kế mạch điện chiếu sáng cầu thang thì thành tố thiết kế công nghệ lại là thành tố nổi trội nhất.

13. Thầy / cô hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra?

Khi xây dựng đề kiểm tra môn Công nghệ tôi thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định các mục tiêu đánh giá

Bước 2: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Bước 3: Biên soạn các dạng câu hỏi theo ma trận đề

Bước 4: Xây dựng đề kiểm tra và hướng dẫn chấm

Bước 5: Thử nghiệm phân tích kết quả, điều chỉnh và hoàn thiện đề

14. Thầy, cô hiểu như thế nào về câu hỏi “tổng hợp” và câu hỏi “đánh giá”?

Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của HS cóthể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.

– Tác dụng đối với HS: Kích thích sự sáng tạo của HS, hướng cácem tìm ra nhân tố mới…

– Cách thức sử dụng:

+ GV cần tạo ra những tình huống phức tạp, những câu hỏi có vấn đề, khiến HS phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.

+ Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.

Câu hỏi “ĐÁNH GIÁ”

Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng,… dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.

– Tác dụng đối với HS: Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị của HS.

– Cách thức sử dụng: GV có thể tham khảo một số gợi ý sau để xây dựng các câu hỏi đánh giá: Hiệu quả vận dụng dạy học tích cực như thế nào?

Triển khai dạy học tích cực đó có thành công không trong thực tiễn dạy học?

Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào là hợp lí nhất và tại sao?

+ Theo mức khái quát của các vấn đề có: Câu hỏi khái quát; câu hỏi theo chủ đề bài học; câu hỏi theo nội dung bài học.

+ Theo mức độ tham gia của hoạt động nhận thức của HS có: Câu hỏi tái hiện và câu hỏi sáng tạo.

15. Thầy, cô hãy đặt 3 câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức trong dạy học môn Công nghệ?

  1. Dây đốt nóng của bàn là điện, nồi cơm điện thường được làm bằng vật liệu gì?
  2. Năng lượng đầu vào-đầu ra của bàn là điện là gì?
  3. Căn cứ vào vỏ nồi cơm điện, em hãy giải thích tại sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện?

16. Thầy, cô hãy đặt 2 câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của HS vào bài học?

  1. Cô muốn nghe ý kiến của em về câu trả lời của bạn A.
  2. Em hãy nhắc lại câu trả lời vừa rồi của bạn.

17. Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về việc xây dựng bài tập tình huống?

Việc xây dựng bài tập tình huống:

Bài tập tình huống không có sẵn mà GV cần xây dựng (tình huống giả định) hoặc lựa chọn trong thực tiễn (tình huống thực). Cả hai trường hợp này, GV phải tuân thủ một số yêu cầu sau:

– Cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai của HS

– Có thể diễn giải theo cách nhìn của HS và để mở nhiều hướng giải quyết

– Chứa đựng mâu thuẫn và vấn đề có thể liên quan đến nhiều phương diện

– Cần vừa sức và có thể giải quyết trong những điều kiện cụ thể

– Cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau

– Có tính giáo dục, có tính khái quát hóa, có tính thời sự

– Cần có những tình tiết, bao hàm các trích dẫn.

18. Thầy, cô hãy giải thích bài tập sau: Cho hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể như hình vẽ. Vẽ hình chiếu thứ ba của vật thể (như hình)?

Để phân biệt, trường hợp này, một trong hai hình chiếu cho trước của bài tập phải dùng hình chiếu cạnh (hình chiếu thứ ba).

19. Hãy trình bày mục đích sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đanh giá?

Sử dụng các sản phẩm học tập để giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, Đánh giá năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá cho HS.

20. Hãy trình bày cách sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đanh giá?

Sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay trong thực tiễn.

GV sử dụng sản phẩm học tập để đánh giá sự tiến bộ của HS và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong các hoạt động thực hành, thực tiễn.

Để việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và các mức độ đánh giá,

GV có thể thiết kế thang đo. Thang đo sản phẩm là một loạt mẫu sản phẩm có mức độ chất lượng từ thấp đến cao. Khi đánh giá, GV so sánh sản phẩm của HS với những sản phẩm mẫu chỉ mức độ trên thang đo để tính điểm.

GV có thể thiết kế Rubric định lượng và Rubric định tính để đánh giá sản phẩm

học tập của HS.

21. Thầy cô hãy cho biết quan điểm của mình về mục đích sử dụng hồ sơ học tập?

Hồ sơ học tập có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng hai mục đích chính của hồ sơ học tập là:

– Trưng bày/giới thiệu thành tích của HS: Với mục đích này, hồ sơ học tập chứa đựng các bài làm, sản phẩm tốt nhất, mang tính điển hình của HS trong quá trình học tập môn học. Nó được dùng cho việc khen ngợi, biểu dương thành tích mà HS đạt được. Nó cũng có thể dùng trong đánh giá tổng kết hoặc trưng bày, giới thiệu cho người khác xem.

Chứng minh sự tiến bộ của HS về một chủ đề/lĩnh vực nào đó theo thời gian.

Loại hồ sơ học tập này thu thập các mẫu bài làm liên tục của HS trong một giai đoạn học tập nhất định để chẩn đoán khó khăn trong học tập, hướng dẫn cách học tập mới, qua đó cải thiện việc học tập của các em. Đó là những bài làm, sản phẩm cho phép GV, bản thân HS và các lực lượng khác có liên quan nhìn thấy sự tiến bộ và sự cải thiện việc học tập theo thời gian ở HS.

Qua mục đích của hồ sơ học tập có thể nhận thấy: hồ sơ học tập mang tính cá nhân rất cao, mỗi hồ sơ có nét độc đáo riêng. Nó không dùng vào việc so sánh, đánh giá giữa các HS với nhau (không so sánh sản phẩm của HS này với HS khác). Hồ sơ học tập tập trung vào hỗ trợ và điều chỉnh việc học của HS. Nó cho phép HS cơ hội để nhìn nhận lại và suy ngẫm về sản phẩm và quá trình mà các em đã thực hiện, qua đó

HS phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế trong học tập.

22. Theo thầy, cô hồ sơ học tập nên quản lý thế nào?

Hồ sơ phải được phân loại và sắp xếp khoa học:

Xếp loại theo tính chất của sản phẩm theo các dạng thể hiện khác nhau: các bài làm, bài viết, ghi chép được xếp riêng, các băng đĩa ghi hình, ghi âm được xếp riêng rẽ.

Xếp theo thời gian: các sản phẩm trên lại được sắp xếp theo trình tự thời gian để dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của HS theo từng thời kì. Khi lựa chọn sản phẩm đưa vào hồ sơ cần có mô tả sơ lược về ngày làm bài, ngày nộp bài và ngày đánh giá. Đặc biệt nếu là hồ sơ nhằm đánh giá sự tiến bộ của HS mà không ghi ngày tháng cho các sản phẩm thì rất khó để thực hiện đánh giá. Tốt nhất nên có mục lục ở đầu mỗi hồ sơ để dễ theo dõi.

Hồ sơ học tập đòi hỏi không gian. Chúng phải được lưu trữ an toàn nhưng phải dễ lấy ra để sử dụng. Việc kiểm tra, quản lí, duy trì và đánh giá hồ sơ học tập của HS là tốn thời gian nhưng rất quan trọng đối với hình thức đánh giá này.

23. Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về bảng kiểm?

  • Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm…mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.
  • Bảng kiểm thường chỉ rõ sự xuất hiện hay không xuất hiện (có mặt hay không có mặt, được thực hiện hay không được thực hiện) các hành vi, các đặc điểm mong đợi nào đó nhưng nó có hạn chế là không giúp cho người đánh giá biết được mức độ xuất hiện khác của các tiêu chí đó.

24. Bảng kiểm trong dạy học theo chương trình GDPT 2006 với chương trình GDPT 2018 có gì khác?

Trong chương trình GDPT 2018:

–Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà HSthực hiện. Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng sẵn, GV sẽ sử dụng bảng kiểm để quyết định xem những hành vi hoặc những đặc điểm của sản phẩm mà HS thực hiện có khớp với từng tiêu chí có trong bảng kiểm không.

– GV có thể sử dụng bảng kiểm nhằm:

Đánh giá sự tiến bộ của HS: Họ có thể chỉ ra cho HS biết những tiêu chí nào

HS đã thể hiện tốt, những tiêu chí nào chưa được thực hiện và cần được cải thiện.

GV còn có thể tổng hợp các tiêu chí trong bảng kiểm và lượng hóa chúng thành điểm số theo cách tính % để xác định mức độ HS đạt được.

25. Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá?

Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.

Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả.

26. Theo thầy, cô thang đánh giá nên chia 3 thang điểm hay 5 thang điểm tương ứng? Vì sao?

Theo tôi, thang đánh giá nên chia 5 thang điểm tương ứng. Vì mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau. Hình thức này yêu cầu người đánh giá chọn một trong số những mô tả phù hợp nhất với hành vi, sản phẩm của HS. Từ đó sẽ có sự phân hóa học sinh rõ hơn.

27. Thầy/cô cho ý kiến về việc sử dụng rubric cho học sinh đánh giá đồng đẳng về mặt định tính được hiệu quả?

Đối với đánh giá định tính: GV dựa vào sự miêu tả các mức độ trong bản rubric để chỉ ra cho HS thấy khi đối chiếu sản phẩm, quá trình thực hiện của HS với từng tiêu chí thì những tiêu chí nào họ làm tốt và làm tốt đến mức độ nào (mức 4 hay 5 ), những tiêu chí nào chưa tốt và mức độ ra sao (mức 1, 2 hay 3). Từ đó, GV dành thời gian trao đổi với HS hoặc nhóm HS một cách kĩ càng về sản phẩm hay quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ để chỉ cho họ thấy những điểm được và chưa được. Trên cơ sở HS đã nhận ra rõ những nhược điểm của bản thân hoặc của nhóm mình, GV yêu cầu HS đề xuất cách sửa chữa nhược điểm để cải thiện sản phẩm/quá trình cho tốt hơn.

Với cách này, GV không chỉ sử dụng rubric để đánh giá HS mà còn hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, HS sẽ nhận rõ được những gì mình đã làm tốt, những gì còn yếu kém, tự vạch ra hướng khắc phục những sai sót đã mắc phải, nhờ đó mà sẽ ngày càng tiến bộ. Tuy việc trao đổi giữa GV và HS cần rất nhiều thời gian của lớp nhưng chúng thực sự đóng vai trò quyết định làm tăng hiệu quả học tập và tăng cường khả năng tự đánh giá của HS.

28. Để đánh giá một rubric tốt thầy, cô sẽ đánh giá theo những tiêu chí nào?

Một rubric tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Thể hiện đúng trọng tâm những khía cạnh quan trọng của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá.

– Mỗi tiêu chí phải đảm bảo tính riêng biệt, đặc trưng cho một dấu hiệu nào đó của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá

– Tiêu chí đưa ra phải quan sát và đánh giá được.

29. Vấn đề nào thầy, cô cho là khó khăn nhất khi xây dựng rubric đánh giá?

Vấn đề nào thầy, cô cho là khó khăn nhất khi xây dựng rubric đánh giá là: Xây dựng các mức độ thể hiện các tiêu chí đã xác định

30. Thầy, cô hãy đưa ra mục tiêu theo phẩm chất, năng lực trên cơ sở yêu cầu cần đạt của chủ đề sau?

1. Phẩm chất·

– Chăm chỉ (ham học): Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

– Trách nhiệm: HS có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết các vấn đề sáng tạo.

3. Năng lực công nghệ

– Giao tiếp công nghệ:

+ Kể được tên một số vật liệu chủ yếu dùng để xây dựng nhà ở.

+ Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà ở.

- Sử dụng công nghệ: Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.

31. Thầy/cô hãy liệt kê một số từ ngữ thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt trong xác định mục tiêu chủ đề/bài học?

Một số từ ngữ thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt trong xác định mục tiêu chủ đề/bài học:

  • Mô tả được….
  • Nêu được…
  • Trình bày được….
  • Kể được…..

32. Cảm nhận của thầy, cô về ý nghĩa của bảng ma trận đánh giá chủ đề môn Công nghệ?

Cảm nhận của tôi về ý nghĩa của bảng ma trận đánh giá chủ đề môn Công nghệ: Từ ma trận đánh giá theo chủ đề GV có thể xây dựng ma trận mục tiêu dùng cho đánh giá theo hướng năng lực một cách khoa học, chi tiết.

Để lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn Công nghệ theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, cần xác định thông tin về bằng chứng năng lực, trả lời một số câu hỏi như thế nào?

Một số câu hỏi xác định thông tin bằng chứng năng lực:

– Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp?

– Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau, hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo những yếu tố gì?

– Muốn đảo chiều của bánh bị dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu nào?

– Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?

33. Thầy, cô hãy mô tả mẫu phiếu học tập?

PHIẾU HỌC TẬP

Nhiệm vụ các nhóm:

Quan sát mô hình bộ truyền động đai hình 29.2 Sgk/99. Hoàn thành những nội dung sau:

1. Nêu cấu tạo, nguyên lí của bộ truyền động đai?

2. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?

3. Muốn đảo chiều của bánh bị dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu nào?

4. Em hãy cho biết ứng dụng của bộ truyền động đai?

34. Với đặc thù môn học, giáo dục Công nghệ có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất nào?

Với đặc thù môn học, giáo dục Công nghệ có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển cho học sinh qua dạy học môn Công nghệ như thế nào?

Giáo dục Công nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong Chương trình môn Công nghệ, tư tưởng thiết kế được nhấn mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông (THPT) và được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực chung được hình thành và phát triển trong mỗi mạch nội dung, chủ đề học tập cụ thể. Tùy theo đặc điểm, tính chất của nội dung mà mỗi bài học sẽ góp phần phát triển năng lực, thành tố của năng lực, hay một số yêu cầu cần đạt cụ thể. GV cần nghiên cứu kĩ về năng lực chung để hiểu bản chất, cấu trúc, yêu cầu cần đạt cho từng cấp học. Từ đó mới có cơ sở đề xuất mục tiêu phát triển năng lực cho mỗi bài dạy.

35. Theo thầy, cô phẩm chất, năng lực được đánh giá thông qua đâu?

Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học môn Công nghệ theo định hướng sau: Công nghệ hướng tới tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn. Giáo dục Công nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong Chương trình môn Công nghệ, tư tưởng thiết kế được nhấn mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp THPT và được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm, từ đơn giản đến phức tạp,… là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

36. Xin thầy, cô cho biết về xử lý kết quả đánh giá định tính và định lượng là như thế nào?

Xử lí dưới dạng định tính

Các thông tin định tính thu thập hàng ngày trong quá trình dạy học, bao gồm:

Các bản mô tả các sự kiện, các nhận xét thường nhật, các phiếu quan sát, bảng kiểm, phiếu hỏi, thang đo…, thể hiện các chỉ báo đánh giá của GV, của phụ huynh, của bạn bè, HS tự đánh giá… được tập hợp lại.

GV lập thành các bảng mô tả đặc trưng hoặc ma trận có sử dụng các tiêu chí đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá, từ đó đưa ra các quyết định đánh giá như công nhận HS đạt hay chưa đạt yêu cầu của môn học.

Để việc xử lí kết quả đánh giá dưới dạng định tính được chính xác và khách quan, GV cần dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt để đưa ra các tiêu chí đánh giá, mỗi tiêu chí lại gồm có các chỉ báo mô tả các biểu hiện hành vi đặc trưng để có bằng chứng rõ ràng cho việc đánh giá.

Xử lí dưới dạng định lượng

Các bài kiểm tra thường xuyên, định kì có tính điểm sẽ được qui đổi theo hệ số, sau đó tính điểm trung bình cộng để xếp loại HS. Trong thực tế, các cơ quan chỉ đạo, quản lí giáo dục sẽ có các văn bản hướng dẫn chi tiết cách tính điểm trung bình, xếp loại kết qủa đánh giá, GV cần tuân thủ các qui định này.

Các kết quả đánh giá dạng cho điểm trên nhóm mẫu đủ lớn thường sử dụng các phép toán thống kê mô tả (tính các tham số định tâm như giá trị trung bình, độ lệch, phương sai, sai số…) và thống kê suy luận (tương quan, hồi qui…). Điểm thô của mỗi cá nhân trên một phép đo được qui đổi thành điểm chuẩn dựa trên điểm trung bình và độ lệch để tiện so sánh từng cá nhân giữa các phép đo.

37. Thầy cô chia sẻ hiểu biết của mình về phản hồi kết quả đánh giá?

*Các hình thức thể hiện kết quả đánh giá

– Thể hiện bằng điểm số

– Thể hiện bằng nhận xét

– Thể hiện kết hợp giữa nhận xét và điểm số

– Thể hiện qua việc miêu tả mức năng lực HS đạt được

* Các phương thức công bố và phản hồi kết quả đánh giá

– Thông tin qua văn bản

-Thông tin qua điện thoại

– Thông qua họp PHHS

-Thông qua sổ liên lạc điện tử.

38. Thầy, cô chia sẻ hiểu biết của mình về đường phát triển năng lực học sinh?

Đường phát triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà HS cần hoặc đã đạt được. Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà GV cần phải phác họa khi thực hiện đánh giá năng lực HS. Đường phát triển năng lực được xem xét dưới hai góc độ:

– Đường phát triển năng lực là tham chiếu để đánh giá sự phát triển năng lực cá nhân HS. Trong trường hợp này, GV sử dụng đường phát triển năng lực như một qui chuẩn để đánh giá sự phát triển năng lực HS. Với đường phát triển năng lực này, GV cần căn cứ vào các thành tố của mỗi năng lực (chung hoặc đặc thù) trong chương trình GDPT 2018 để phác họa nó với sự mô tả là mũi tên hai chiều với hàm ý, tùy vào đối tượng nhận thức mà sự phát triển năng lực có thể bổ sung ở cả hai phía. Ví dụ mô tả đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

– Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân HS.

Căn cứ vào đường phát triển năng lực (là tham chiếu), GV xác định đường phát triển năng lực cho mỗi cá nhân HS để từ đó khẳng định vị trí của HS đang ở đâu trong đường phát triển năng lực đó.

39. Thầy cô hãy chia sẻ hiểu biết của mình về việc Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh?

Trong đánh giá phát triển năng lực HS, GV phải ghi nhận sự tiến bộ của HS thông qua việc thu thập, mô tả, phân tích, giải thích các hành vi đạt được của HS theo các mức độ từ thấp đến cao và đối chiếu nó với các mức độ thuộc các thành tố của mỗi năng lực cần đo (yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực trong Chương trình GDPT 2018).

– Thu thập bằng chứng về sự tiến bộ của HS

Có nhiều dạng bằng chứng chứng minh cho sự phát triển năng lực của HS như điểm số bài kiểm tra, thành tích học tập, thái độ học tập, động lực, sở thích, chiến lược học tập, mức độ thực hiện hành vi…của HS. Tuy nhiên, với một số dạng bằng chứng như kết quả kiểm tra tự luận, hồ sơ học tập, thảo luận nhóm, quan sát hành vi…, GV phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn để nhận đinh kết quả đó của HS (đánh giá bằng nhận xét). Vì thế, công cụ giúp tường minh hóa quá trình thu thập chứng cứ để tăng cường tính khách quan hóa trong đánh giá sự tiến bộ của HS là Rubric. Theo đó, Rubric này sẽ thể hiện rõ qui tắc cho điểm hoặc mã hóa chất lượng hành vi có thể quan sát được của HS, nó bao gồm các chỉ số hành vi và tập hợp các tiêu chí chất lượng về các hành vi đó.

– Phân tích, giải thích bằng chứng

Sử dụng bằng chứng thu thập, có thể tiến hành giải thích sự tiến bộ của HS như sau:

– Đánh giá kiến thức, kĩ năng HS đã có (những gì HS đã biết được, đã làm được) trong thời điểm hiện tại;

– Suy đoán những kiến thức, kĩ năng HS chưa đạt được và cần đạt được (những gì HS có thể học được) nếu được GV hỗ trợ, can thiệp phù hợp với những gì HS đã biết và đã làm được. Ở bước này, GV có thể cho HS làm các bài test phù hợp để xác định những gì HS có thể học được tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực và Rubric tham chiếu;

– Lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp…để giúp HS tiếp tục học ở quá trình học tập kế tiếp trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã có ở quá trình học tập ngay trước đó;

– Hợp tác với các GV khác để thống nhất sử dụng các phương pháp, công cụ thu thập bằng chứng, tập trung xác định những kiến thức, kĩ năng HS cần phải có ở quá trình học tập tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực, chia sẻ các biện pháp can thiệp, tác động và quan sát các ảnh hưởng của nó.

40. Thầy, cô hãy đưa ra 2 mức độ cao trong năng lực đánh giá công nghệ?

  • Nhận biết và đánh giá được một số xu hướng phát triển công nghệ.
  • Đề xuất được tiêu chí chính cho việc lựa chọn, sử dụng một sản phẩm công nghệ.

41. Thầy, cô hãy đưa 3 biểu hiện ở mức 1 của năng lực thiết kế công nghệ?

  • Nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo.
  • Kể tên được các công việc chính khi thiết kế.
  • Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý hướng dẫn.

Thầy, cô hãy đưa ra 3 biểu hiện ở mức 2 của năng lực giao tiếp công nghệ?

  • Biểu diễn được vật thể hay ý tưởng thiết kế bằng các hình biểu diễn cơ bản.
  • Đọc được các bản vẽ, kí hiệu, quy trình công nghệ thuộc một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu.
  • Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ thuộc một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu.

42. Thầy, cô hãy trình bày những hiểu biết của mình về cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học

Kết quả của dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho biết HS đạt mức nào (đã/chưa biết, hiểu, làm được gì). Từ kết quả này, cần xác định mục tiêu tiếp theo (cần biết, hiểu, làm được gì) và cần xác định “bằng cách nào” HS đi được đến mục tiêu đó. Sự điều chỉnh, đổi mới PPDH giúp HS cách thức “tốt nhất có thể được” đi trên con đường này để đạt được mục tiêu dạy học. Đây là cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới PPDH dựa trên kết quả đánh giá, mô tả theo sơ đồ sau:

43. Thầy, cô hãy chia sẻ hiểu biết của mình về Định hướng điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học?

Việc điều chỉnh, đổi mới PPDH ở đây được hiểu là vận dụng/điều chỉnh/cải thiện những phương pháp, kĩ thuật và hình tổ chức dạy học phù hợp, và đôi khi có thể đề xuất được biện pháp mới (kĩ thuật/PPDH hoặc hình thức tổ chức các hoạt động học) để HS chuyển được từ vị trí hiện tại đến vị trí tiếp theo. Được mô tả theo sơ dồ sau:

Các sản phẩm cần nộp (upload file LMS) như sau:

Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt)

Theo các yêu cầu sau:

Xác định các NL cần đánh giá trong chủ đề

Xác định các yêu cầu cần đạt cần đánh giá tương ứng với mỗi năng lực.

Xác định phương pháp đánh giá phù hợp.

Xác định công cụ đánh giá hợp lí.

Xác định thời điểm đánh giá phù hợp.

Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch trên

Tùy theo chủ đề mà có thể có số lượng công cụ phù hợp. Tuy nhiên, mỗi chủ đề nên xây dựng 3 – 5 loại công cụ khác nhau (câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang đo, rubrics,…).

Các yêu cầu bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch:

Đa dạng công cụ

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
3 55.136
Gợi ý đáp án môn Công nghệ mô đun 3 THCS
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm