Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên 7 Sách Chân Trời Sáng Tạo. Với mong muốn giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình tập huấn cho năm học mới, HoaTieu.vn xin chia sẻ đến quý thầy cô gợi ý trả lời và câu hỏi đánh giá giáo viên sau tập huấn dạy học SGK Khoa học tự nhiên 7 NXB Chân trời sáng tạo.

Tất cả đáp án dưới đây đều được thực hiện và chia sẻ với mục đích phi lợi nhuận bởi HoaTieu.vn.

Lưu ý: Đây không phải là đáp án chính thức của Nhà xuất bản, vì vậy khi trả lời, thầy cô chỉ nên tham khảo gợi ý sau đó vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi trong bài kiểm tra của mình.

Đáp án câu hỏi đánh giá giáo viên sau tập huấn dạy học SGK Khoa học tự nhiên 7

Đáp án câu hỏi đánh giá giáo viên sau tập huấn dạy học SGK Khoa học tự nhiên 7
Đáp án câu hỏi đánh giá giáo viên sau tập huấn dạy học SGK Khoa học tự nhiên 7

1. SGK Khoa học tự nhiên 7 (CTST) được biên soạn theo cấu trúc nào sau đây?

  • A. Mô tả dữ liệu bài học cho mỗi đơn vị kiến thức bài học → Kiến thức trọng tâm → Câu hỏi ôn tập → Luyện tập → Vận dụng.
  • B. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động → Câu hỏi thảo luận → Kiến thức trọng tâm → Luyện tập → Vận dụng.
  • C. Cung cấp kiến thức trọng tâm → Tổ chức các hoạt động → Câu hỏi thảo luận → Luyện tập → Vận dụng.
  • D. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động → Kiến thức trọng tâm → Câu hỏi thảo luận → Luyện tập → Vận dụng.

2. Khi dạy học theo SGK Khoa học tự nhiên 7 (CTST) thì phẩm chất và năng lực của học sinh được hình thành thông qua

  • A. việc giảng bài của GV và HS học thuộc kiến thức trọng tâm.
  • B. các hoạt động thảo luận, luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn SGK. 
  • C. việc hoàn thành bài tập sau mỗi bài học.
  • D. các hoạt động luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn SGK.

3. Nội dung Mở đầu trong SGK nhằm mục đích gì sau đây?

  • A. Tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
  • B. Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học.
  • C. Đặt vấn đề, tạo hứng thú cho học sinh chuẩn bị bài học.
  • D. Thảo luận hình thành kiến thức mới.

4. Nội dung hình thành kiến thức mới trong SGK được biên soạn như thế nào?

  • A. Giới thiệu kiến thức ngay từ đầu sách và sau đó kết luận những điểm trọng tâm của bài học.
  • B. Thiết kế các hoạt động để giúp học sinh thảo luận rút ra kiến thức trọng tâm của bài học. 
  • C. Diễn đạt những ý chính trong chương trình môn Khoa học tự nhiên.
  • D. Sử dụng hình vẽ để minh hoạ kiến thức và giải thích kiến thức theo chương trình.

5. GV tổ chức các hoạt động trong SGK như thế nào cho hiệu quả?

  • A. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu và giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận qua hệ thống câu hỏi/ nhiệm vụ có sẵn trong SGK, sau đó HS tự rút ra kiến thức trọng tâm của bài học. 
  • B. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu để giáo viên phân tích và trả lời các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK rồi yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
  • C. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu rồi giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học, sau đó hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK.
  • D. Giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm theo SGK, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK.

6. Câu hỏi Luyện tập trong SGK có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

  • A. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
  • B. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học bằng các những tình huống tương tự trong nội dung bài học. 
  • C. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
  • D. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.

7. Câu hỏi Vận dụng trong SGK có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

  • A. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học để tim hiểu và giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế. 
  • B. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
  • C. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
  • D. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học bằng các những tình huống tương tự trong nội dung bài học.

8. Ba công cụ nào trong số các công cụ đánh giá sau đây thường được ưu tiên sử dụng để đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên? (1) Thang đo; (2) Bảng chấm điểm theo tiêu chí; (3) Bài tập; (4) Bảng kiểm (checklist).

  • A. 1, 2, 4
  • B. 2, 3, 4
  • C. 1, 3, 4
  • D. 1, 2, 3

9. Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, để đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác, giáo viên nên sử dụng các công cụ nào?

  • A. Bài tập và rubric.
  • B. Hồ sơ học tập và câu hỏi.
  • C. Bảng hỏi ngắn và checklist.
  • D. Thang đo và thẻ kiểm tra.

10. Một giáo viên muốn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS khi học tập môn Khoa học tự nhiên, giáo viên nên sử dụng những công cụ đánh giá nào sau đây?

  • A. Bảng hỏi ngắn và bảng kiểm.
  • B. Bài tập thực nghiệm và bảng kiểm.
  • C. Câu hỏi và hồ sơ học tập.
  • D. Thẻ kiểm tra và thang đo.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên 7 Sách Chân Trời Sáng Tạo. Nếu thầy cô có bất kì thắc mắc gì hay có nhu cầu tìm tài liệu về môn học nào, hãy để lại ý kiến tại phần bình luận, HoaTieu.vn sẽ hồi đáp nhanh nhất có thể.

Mời thầy cô tham khảo thêm các Tài liệu có liên quan tại chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 9.143
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Lê Anh Dũng

    Tài liệu hữu ích

    Thích Phản hồi 14/07/22
    • 🖼️
      Trần Thanh Tâm

      Thông tin bổ ích

      Thích Phản hồi 14/07/22
      • 🖼️
        Cinderella

        vẫn có câu chưa trả lời đầy đủ

        Thích Phản hồi 14/07/22
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm