Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân trời sáng tạo học kỳ 2

Tải về

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân trời sáng tạo học kỳ 2 theo chương trình GDPT mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án môn TNXH lớp 1 theo chương trình mới

EM CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách bảo vệ cây trồng.

- Biết giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với các loài cây nguy hiểm và chia sẻ với mọi người xung quanh.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất tinh thần trách nhiệm: Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số loại cây.

- Hình thành phẩm chất nhân ái: Biết giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số loại cây và chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện.

2.2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài học. Hoàn thành các yêu cầu về nhà.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách bảo vệ các cây trồng xung quanh mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn và người thân về những việc cần làm để giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

  • Nhận thức khoa học: biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết vận dụng kiến thức đã học để chăm sóc và bảo vệ cây.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bài hát.

- Tranh thể hiện các việc làm bảo vệ cây; bảng nhóm.

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi lại nội dung học của tiết trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hát.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài hát “Em yêu cây xanh” (sáng tác: Hoàng Văn Yến) và đặt câu hỏi:

+ Bạn nhỏ trong lời bài hát có tình cảm như thế nào đối với cây xanh?

+ Theo em, để thể hiện tình yêu đối với cây xanh, chúng ta cần làm gì?

- GV – HS nhận xét và dẫn vào bài học.

- Nói được những việc làm thể hiện tình yêu đối với cây xanh: không ngắt hoa, bẻ cành,…

2. HOẠT ĐỘNG 1: Việc làm để bảo vệ cây trồng( 13 phút)

* Mục tiêu: HS nêu và làm được một số việc để bảo vệ cây trồng.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV phát cho HS cặp thẻ Đúng – Sai.

- GV cho HS quan sát từng tranh (tranh 1, 2, 3 trong SGK trang 74)và đặt câu hỏi: “Hành động nào sau đây thể hiện việc bảo vệ cây trồng?”

- GV yêu cầu HS giơ thẻ Đúng – Sai để xác định các hành động Đúng – Sai về việc bảo vệ cây trồng.

- Sau khi ghi nhận kết quả Đúng – Sai, GV hỏi HS lí do vì sao HS cho rằng đó là hành động đúng/hành động sai để bảo vệ cây trồng. Dựa vào câu hỏi gợi ý:

+ Tranh vẽ gì?

+ Các bạn trong tranh đã thực hiện hành động gì đối với cây trồng?

+ Vì sao em cho rằng đây là tranh thể hiện hành động đúng/sai để bảo vệ cây trồng?

* Bước 2: Thảo luận nhóm 4 và giải quyết tình

- Giơ thẻ và nói được các hành động đúng/sai trong tranh.

+ Tranh 1: Bắt sâu cho cây (Đ)

+ Tranh 2: Làm rào chắn bảo vệ cây (Đ)

+ Tranh 3: Chạy nhảy, giẫm đạp lên cây (S)

huống

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK cuối trang 74 và cho biết nội dung tranh này vẽ gì?

- GV giới thiệu tình huống: Trong tranh có 2 bạn nam và nữ. Bạn nữ thấy bông hoa đẹp, bạn có ý định hái hoa tặng mẹ. Nếu em là bạn nam trong tranh thì em sẽ làm gì?

- GV chia nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống.

- GV quan sát HS thảo luận.

* Bước 3: Làm việc chung lớp

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV và HS cùng nhận xét.

* GDHS: Cây xanh cung cấp cho chúng ta một lượng lớn oxy để thở, đồng thời chúng cũng hấp thụ các bụi bẩn, khí độc hại, giúp không khí trở nên trong lành hơn. Vì thế, chúng ta phải trồng và bảo vệ cây xanh. Có rất nhiều việc làm để bảo vệ câytrồng: bắt sâu, làm rào chắn bảo vệ cây, không ngắt lá, bẻ cành, giẫm đạp lên cây. Để cây phát triển tươi tốt chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ cây bằng những việc làm cụ thể, tránh nững việc làm có thể gây hại cho cây.

Nghỉ giữa tiết

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.394
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm