Mẫu giáo án minh họa môn Khoa học mô đun 2 Tiểu học
Mẫu giáo án minh họa môn Khoa học mô đun 2 Tiểu học là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT mới. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Mô đun 2
Trường ............................. Tổ: ......................... Ngày: .......................... | Họ và tên: ............................... |
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tên bài: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
(1 tiết)
Môn: Khoa học
Lớp: 5
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực Khoa học tự nhiên
Năng lực Khoa học tự nhiên | Ký hiệu |
Nêu được các vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống của con người. | KH1 |
Trình bày được ảnh hưởng qua lại giữa con người và môi trường. | KH2 |
Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, có các giải pháp để bảo vệ môi trường. | KH3 |
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Hs tự quan sát tranh ảnh SGK để nhận biết được vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
- Giao tiếp, hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm, chia sẻ thông tin thu được.
- GQVĐ: Biết nêu một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: Hình thành phát triển ở học sinh tình yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm tòi thế giới tự nhiên
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
-Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.
II. THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV: Phiếu BT 1, 2; Bảng nhóm đã kẻ sẵn, tranh ảnh
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Phiếu học tập, tranh ảnh
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- PPDH: Trò chơi, thảo luận nhóm, quan sát
- KTDH: Chia nhóm, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) * Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh để kết nối vào nội dung bài học. * PP: Trò chơi * Sản phẩm: HS biết môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống con người không * Cách tiến hành: Tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật” | |
- GV treo tranh cho hs quan sát, trả lời câu hỏi: + Hình nào cho biết môi trường là không gian để con người: Sinh sống: hình 3 - Sau đó yêu cầu HS trong vòng 10 giây quan sát nhanh các hình ảnh có trên bảng, hết thời gian chia sẻ những điều mình đã quan sát được. - GV yêu cầu HS nêu nội dung từng bức tranh, nhận xét | - HS tham gia trò chơi - HS chia sẻ |
- GV liên hệ vào bài. | |
2. Khám phá: (12”) HĐ1: Quan sát: * Mục tiêu: - Biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống con người. - Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường * PP: quan sát, Hình thức: nhóm đôi * Sản phẩm: Hoàn thành phiếu BT1 (phụ lục 1) * Cách tiến hành: | |
- (B1) GV yêu cầu HS quan sát cặp đôi để xem môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? - (B3) GV nhận xét, kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: + thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí. + các nguyên liêu và nhiên liệu (quặng kim loại, dầu mỏ, than đá...) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống con người được nâng cao hơn - Môi trường là nời tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt trong quá trình sản xuất và trong hoạt động khác của con người. | - (B2) HS quan sát phiếu BT số 1, quan sát hình minh hoạ và vốn hiểu biết của mình trao đổi - Viết vào phiếu nội dung: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì. - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác bổ sung nếu có |
HĐ2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” * Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống của con người đã học ở hoạt động trên. * PP: Trò chơi động não, Hình thức: Nhóm * Sản phẩm: Quá trình thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập và kết luận kết quả theo nhóm * Cách tiến hành: | |
- Thảo luận nhóm: (B1: Xác định mục đích) - GV phổ biến nhiệm vụ: các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người. (B2. Vạch kế hoạch thảo luận) - GV hướng dẫn - Nêu yêu cầu HS viết lên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người, cụ thể so với phần kết luận trên. - Hết thời gian chơi, GV tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài. - GV: Hướng dẫn HS chia sẻ * GV kết luận: - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở,...các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống - Môi trường còn là nời tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trính sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. | - HS nghe phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả (B3. HS thảo luận) - HS thực hành quan sát theo nhóm, ghi lại kết quả và rút ra nhận xét. (B4+5. Phân tích kết quả để rút ra kết luận và thông báo kq) - HS chia sẻ cách làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm với các nhóm khác và rút ra kết luận. |
3. Luyện tập thực hành (10p) *Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, có các giải pháp để bảo vệ môi trường. * PP: Kĩ thuật mảnh ghép * Sản phẩm: Kết quả làm việc cá nhân. * Cách tiến hành: | |
- GV: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - GV nêu cách làm: GV cho HS viết vào phiếu cá nhân câu trả lời: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại. - GV: Tổ chức cho nhóm chuyên gia làm việc - GV tổ chức thực hiện mảnh ghép báo cáo. - GV tổ chức cho ban học tập điều hành các nhóm chia sẻ, đánh giá kết quả. - GV: tuyên dương. | - HS lắng nghe - HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả trước nhóm. - Ban học tập: Điều hành chia sẻ, đánh giá kết quả, tuyên dương. |
4. Vận dụng (7p) *Mục tiêu: Học sinh biết vận động mọi người sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường. PP: PP đàm thoại *Hình thức: nhóm. * Sản phẩm: Hs biết vận động mọi người xung quanh mình bảo vệ môi trường. * Cách tiến hành: | |
- GV: Yêu cầu HS nêu câu hỏi cho bạn trả lời - GV: Tổ chức HS chia sẻ kết quả * Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,… nếu con người không biết bảo vệ giữ gìn | - HS thảo luận, hoàn thành phiếu. - Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả |
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV dặn dò HS về nhà tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Chuẩn bị tiết sau
6. Phụ lục:
6.1. Hoạt động kiểm tra, đánh giá
Hoạt động | Căn cứ đánh giá |
Khám phá | Kiểm tra sp trên phiểu bài tập, Học sinh kiểm tra lẫn nhau |
Trò chơi | Toàn thành phiếu bài tập và kết luận kết quả theo nhóm |
Thực hành | Học sinh kiểm tra lẫn nhau, Gv nhận xết học sinh |
Vận dụng | Học sinh nhận xét, Giao viên nhận xét, kết luận, |
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công