Giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán
Giáo án chủ đề ngày Tết nguyên đán
Giáo án Trò chuyện về ngày Tết nguyên đán được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán, giáo án Trò chuyện về Tết nguyên đán 5 tuổi, Giáo án tìm hiểu Tết nguyên đán 3 tuổi danh cho trẻ mầm non. Thông qua mẫu giáo án chủ đề ngày Tết nguyên đán dưới đây, cô và trò sẽ có một giờ học tìm hiểu về Tết nguyên đán với nhiều thông tin bổ ích và các hoạt động thú vị giúp các con hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Giáo án Trò chuyện về Tết nguyên đán 5 tuổi
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá xã hội
Chủ đề: Tết và mùa xuân
Đề tài: Bé vui đón Tết
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán-Tết cổ truyền.
- Trẻ biết một số loại hoa quả, thức ăn, không khí ngày Tết.
- Trẻ biết các hoạt động, phong tục diễn ra trong ngày Tết.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ để mô tả những phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền.
- Rèn khả năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng dán,trang trí.
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, quan tâm, chúc tết ông bà, bố mẹ...có lòng tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam. Tích cực tham gia vào các hoạt động vui đón Tết.
4.Nội dung tích hợp: Âm nhạc,MTXQ,Tạo hình
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô
- 3 gian hàng
+ Gian hàng 1: Bán các loại đồ ăn có trong ngày tết như: Bánh chưng, giò, bánh kẹo, nem...
+ Gian hàng 2: bán các loại quả như: Chuối, bưởi, thanh long,quýt, cam,táo...
+ Gian hàng 3: Bán các loại hoa như: Hoa đào,mai, cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền...
- Máy tính,tivi, giáo án điện tử.
- Lọ hoa, đĩa to,đĩa nhỏ.
- Trang phục gọn gàng.
2. Đồ dùng của trẻ
- Các nguyên liệu để gói bánh trưng: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn,lá bánh, lạt.
- Làn đủ cho trẻ, 3 lọ hoa, đĩa nhựa.
- Bàn ghế đủ cho trẻ,trang phục:áo dài,áo cách tân.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt Động Của Cô | Hoạt Động Của Trẻ |
1. Mở đầu (2 phút) - Cô và trẻ hát bài “sắp đến Tết rồi”. - Con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì? - Con biết gì về ngày Tết? (cho trẻ kể) - Tết đang về với lớp 5 tuổi của chúng mình rồi đấy, hôm nay cô và các con sẽ cùng vui đón tết nhé. 2. Hướng dẫn (26 phút) a. Trò chuyện về ngày tết Nguyên Đán (7p) - Ngày Tết Nguyên đán là ngày nào? - Các con hãy nói cảm nhận của các con về ngày Tết? + Không khí trong những ngày tết như thế nào? Có vui vẻ, náo nhiệt không? quang cảnh ngày tết? (thời tiết, cây cối, đường phố đông vui, nhiều hoa, nhiều người đi lại…) - Mọi người, mọi nhà thường chuẩn bị làm những gì để đónTết ?(Gọi 3, 4 trẻ) => Để chuẩn bị đón Tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và đi chợ mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con. + Bạn nào được đi chợ sắm Tết? + Con đi chợ với ai, con thấy chợ Tết có những gì? => chợ Tết có rất nhiều điều thú vị,bây giờ cô và các con cùng đi chợ Tết nhé! Đi chợ phải đi như thế nào? (đi bên phải,xếp hàng,không tranh giành đồ với bạn...) - Cô giới thiệu chợ quê: đây là gian hàng bán gì? Gian này bán gì? Có rất nhiều hàng,con thích gì thì hãy mua về để chuẩn bị đón tết nhé! b. một số loại hoa quả, thức ăn, không khí ngày tết.(9p) * Bánh chưng - Các con đã mua được những gì? - Bạn nào mua được bánh chưng? Con có nhận xét gì về bánh chưng? - Để làm được bánh Chưng cần những nguyên liệu gì? Cho trẻ xem video gói bánh chưng. => Các con ạ! Bánh chưng thường được làm vào các dịp Tết Nguyên đán. Khi xuân về,Tết đến thì gia đình nào cũng gói bánh chưng để cúng ông bà tổ tiên và mời khách. - Ngoài bánh chưng, ngày Tết còn có những món ăn gì nữa? -Cho trẻ mang hết giò,xôi,nem lên. * Các loài hoa: Có bạn nào mua được hoa không? Bạn nào mua được hoa đào,hoa mai chúng mình cùng mang lên đây cho cả lớp ngắm nào! Cô đọc bài thơ “hoa đào hoa mai”. Hoa mai thường có ở miền nào? Miền Bắc có hoa gì? - Ngoài ra còn có những hoa gì nữa? Cho trẻ mang hết hoa lên cắm. => Cứ mỗi độ Tết đến ,Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa lại đua nhau khoe sắc thắm. Khi Tết đến, gia đình nào cũng mua nhiều hoa về để trang trí nhà cửa mong một năm mới bình an, phúc lộc đầy nhà. * Mâm ngũ quả,mứt tết, bánh kẹo: - Ngoài bánh chưng con thấy ngày Tết còn có những gì nữa? + Và ông bà, bố mẹ thường xếp cái loại quả vào một mâm đặt lên bàn thờ tổ tiên. Và đó là mâm gì? - Cô mời bạn nào mua được quả gì lên xếp vào mâm ngũ quả nào! Cô thấy các bạn xếp được mâm ngũ quả rất đẹp rồi! Các con nhìn xem trêm mâm ngũ quả có những loại quả gì? + Đây là quả gì? Bạn nào vừa mua được nải chuối? + Còn quả gì đây? Quả bưởi có màu gì? + Còn có những quả gì nữa? - Các con mua được gì mang hết lên đây! => Các con ạ! Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau (hoặc nhiều hơn), và mứt Tết, bánh kẹo thường đặt trên bàn thờ để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,tổ tiên. Cho trẻ xem tranh bàn thờ ngày Tết => Cô con mình vừa đi chợ mua được rất nhiều thứ, bây giờ chúng mình chùng hát 1 bài để chuẩn bị đón Tết nào. 3. Các hoạt động trong ngày tết:(5p) - Cô và trẻ hát bài “Bé chúc Tết” - Các con chúc Tết ông bà, bố mẹ như thế nào? - Rồi chúng mình được nhận gì từ người lớn? => Đúng rồi! Tết năm nào cũng vậy,mọi người thường đến thăm nhà nhau, con cháu về thăm ông bà,bố mẹ, và tất cả mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, mong một năm mới an khang,thịnh vượng, phúc lộc, phát tài. - Chúng mình còn được tham gia những hoạt động gì trong những ngày Tết nữa? Con hãy kể cho cô và các bạn nghe nào? - Cô gợi mở để trẻ kẻ về những hoạt động trong ngày Tết mà trẻ được tham gia. Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các hoạt động trong ngày Tết. d. Bé vui đón tết (5p) - Bây giờ cô cho các con một trải nghiệm mới về việc gói bánh trưng. + Gói bánh chưng cần những gì? - Cho trẻ đi lấy nguyên liệu để gói bánh trưng - Cô cháu mình cùng đi luộc 3. Kết thúc: (1 phút) - Tiếng pháo hoa nổ rồi, Tết đến rồi, nào chúng ta cùng đón Tết nào. Cô và trẻ hát bài “Ngày Tết quê em” và vui đón Tết. | - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và quan sát - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và quan sát -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ mang hoa lên cắm -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ mang những thứ mua được lên cho cô -Trẻ lắng nghe -Trẻ xem tranh -Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ kể - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ đi lấy nguyên liệu - Cô và trẻ mang bánh đi luộc - Trẻ hát cùng |
Giáo án Tìm hiểu về Tết nguyên đán 5 tuổi
NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức:
- Trẻ biết ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam và các phong tục tập quán của người Việt nam
- Biết các loại hoa qủa, thức ăn, các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày tết
+ Kỹ năng:
- Phát triển tư duy ngôn ngữ khả năng chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, đầy đủ câu.
+ Thái độ:
- Trẻ vui vẻ, tích cực tham gia giờ học
- Trẻ trân trọng ngày tết cổ truyền và tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết
II. Chuẩn bị: Máy tính bài giảng điện tử
- Các loại trái cây , dưa hấu , quýt , bưởi ,cam …
- Bột, đất nặn, giấy bao, lá chuối, dây, mứt xốp …
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài «sắp đến tết rồi» - Bài hát nới về ngày gì? - Con biết gì về ngày tết? (trẻ chưa kể được cô gợi ý ) 2. Nội dung Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày tết cổ truyền - Tết diễn ra vào mùa nào? - Để chuẩn bị ngày tết bố mẹ con thường làm những gì? - Vào ngày cuối cùng của năm buổi tối thường có pháo hoa gọi là gì? - Ngày đầu tiên của năm mới gọi là ngày mùng mấy tết - Vào ngày tết con thường đi đâu ? - Con chúc tết những ai? - Chúc tết như thế nào? (cô mời vài trẻ tập chúc tết) Con được người lớn mừng tuổi những gì? khi được mừng tuổi thì con nói ra sao? - Có những món ăn nào trong ngày tết? - Con cảm thấy như thế nào vào ngày tết? - Cô khẳng định: Vào ngày tết mọi người hạnh phúc phấn khởi, sửa sang nhà cửa, làm nhiều bánh trái ngon đón chào 1 năm mới, chúc tết mọi người với mọi điều tốt đẹp. Hoạt động 2: Củng cố * TC “Chuyền cờ” . - Để chuẩn bị cho ngày tết ở nhà các con thường có các món ăn, bánh mứt rất ngon. Cô chuyền cờ, lá cờ đến bạn nào mà vừa hết 1 đoạn bài hát, sẽ phải kể tên 1 món ăn hoặc loại bánh mứt mà con biết. - Trẻ đứng vòng tròn cô chuyền 2 cờ về 2 phía, cờ đến cháu nào thì cháu ấy nói (cô gợi hỏi thêm) + Món ăn này dùng vào lúc nào? - Cô kết hợp giáo dục dinh dưỡng * Chuẩn bị đón tết - Để chuẩn bị đón tết ở lớp mình cùng cô sẽ làm gì nào ? - Các con về nhóm cùng làm nhé - Cô bao quát chỉ dẫn các cháu +Nhóm 1: Trang trí cành hoa mai, đào +Nhóm 2: Xếp mâm quả - Kết thúc cô cho trẻ giới thiệu về sp của mình. Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc: Trẻ hát bài “ Cùng múa hát mừng xuân ”. | - Trẻ hát - Trả lời - Trẻ kể - Mùa xuân - Trang trí nhà cửa - Đêm giao thừa - Ngày mùng 1 tết - Trẻ kể - Trẻ kể - Trẻ nói - Trẻ nghe - Cháu kể theo ý thích : Dưa hấu, dưa hành, bánh chưng, bánh tẻ, các loại bánh mứt… - Trẻ trả lời - Trẻ kết nhóm và cùng chơi với bạn - 1 bé đại diện nhóm lên kể về sản phẩm của nhóm mình. - Trẻ thực hiện |
Giáo án tìm hiểu Tết nguyên đán 3 tuổi - mẫu 1
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được ý nghĩa của ngày Tết nguyên đán.
- Trẻ biết tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam
- Biết một số phong tục có trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam, biết không khí tết của mỗi gia đình.
- Biết các loại hoa quả, bánh chưn g là loại bánh đặc trưng của ngày tết.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển khả năng chú ý quan sát, phân loại, ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn, biết nói lời chúc tốt đẹp với ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu.
- Nhạc bài hát: “ Sắp đến tết rồi, Xúc xắc xúc xẻ” .
- Video đi chúc tết
- Túi ảo thuật của cô.
- Nhạc ảo thuật
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh trò chơi tô màu bánh trưng
- 1 Lọ hoa, khay cắm bút, màu nước.
- Bánh kẹo, hoa quả, cành hoa đào, hoa mai, hoa hồng….
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức . - Các con ơi ! ngoài trời rất đẹp các con có muốn đi chợ ngày tết cùng cô không? Vậy chúng mình cùng hát vang bài hát “ Sắp đến tết rồi ” và cùng đi chợ tết với cô nhé. - Đã đến nơi rồi đấy các con xem chợ ngày tết bán những gì nào? - À đúng rồi đây là gian hàng chợ tết, chúng mình nhìn xem có bày bán những gì nào. 2. Hoạt động 2: Nội dung “ Tết Nguyên Đán” 2.1. Tìm hiểu về bánh chưng ngày Tết - Chúng mình vừa đi thăm quan gian hàng chợ tết có những gì? - Cô con mình vừa đi chợ Tết về và kể được nhiều thứ ở chợ Tết các cô chú thấy chúng mình rất giỏi và ngoan nên nhờ cô H à tặng chúng mình một món quà đấy, chúng mình cùng xem đó là quà gì nhé. À đây là túi ảo thuật, các con có thích xem ảo thuật k hông ? vậy các con cùng hướng mắt lên cô nhé. (Úm ba na xi bua) biến, cô biến được gì đây? - Vào dịp nào thì gia đình chúng mình gói bánh trưng. => Vào dịp Tết nguyên đán gia đình chúng mình thường quây quần bên nhau để gói bánh trưng đấy. - Chúng mình biết gói bánh chưng chưa để các con biết cách gói bánh trưng cô mời các con quan sát các cô gói bánh trưng nhé. - Các con có biết để làm được chiếc bánh chưng như vậy thì cần những gì không? - Để gói được bánh chưng thì chúng ta cần có những gì đây? Gạo nếp, đỗ xanh, lá rong, thịt lợn, lạt. - Sau khi gói bánh xong cần phải làm gì mới ăn được? => Đúng rồi khi gói xong cho vào nồi đun khoảng 6-7 tiếng bánh mới chín. 2. 2 . Hoa đào, hoa mai của ngày Tết . - Vào ngày tết bố mẹ các con thường trang trí bằng những loại hoa gì? => Vào ngày tết có rất nhiều loại hoa nhưng đặc trưng của ngày tết thì mỗi gia đình thường trang trí Hoa đào và hoa mai mỗi năm hoa đào hoa mai chỉ nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán. - Cô đố chúng mình hoa đào có màu gì? - Hoa mai màu gì? - Ngoài hoa đào hoa mai ra thì ngày tết còn có những loại hoa gì nữa? => Ngoài hoa đào hoa mai ra còn có rất nhiều loại hoa, loại cây khác nữa cũng được trang trí trong ngày tết như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa rơm…. + Phong tục đi chúc Tết: - Vào ngày tết thì mọi người thường đi đâu? - Để biết vào ngày tết mọi người đi đâu thì cô mời chúng mình xem đoạn video nhé. Cho trẻ xem video mọi người đi chúc tết. + Chúng mình vừa xem mọi người đâu? + Đúng rồi, mọi người đi chúc tết đấy. thế các con đã biết chúc tết ông bà bố mẹ và người thân trong gia đình chúng mình chưa? - Bạn nào giỏi có thể nói lên những lời chúc của mình cho cô và các bạn cùng nghe nào? => Bạn A,B,C rất là giỏi đã biết gửi những lời chúc tới ông bà bố mẹ và người thân trong gia đình rất hay và ý nghĩa đấy. - Cô con mình cùng nói những lời chúc để tết chúng mình chúc tết ông bà bố mẹ và những người thân trong gia đình nhé. - Ngoài bánh trưng, hoa đào, hoa mai và đi chúc tết thì ngày tết còn có những gì? *Mở rộng: Có mứt tết nhiều bánh kẹo, hoa quả và nhiều món ăn các trò chơi, lễ hội….. =>Tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, Tết là dịp để mọi người trong gia đình được quây quần bên nhau thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc chào đón năm mới và đi chúc tết ông bà, bố mẹ và người thân. Đây là 1 trong những phong tục đẹp nhất của Tết cổ truyền Việt Nam. - Vậy khi nghỉ tết ở nhà các con phải như thế nào? *Giáo dục trẻ: Trong ngày tết các con phải ngoan ngoan, nghe lời ông bà bố mẹ, biết nói những lời chúc tốt đẹp tới người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Đặc biệt khi đi chơi chúng mình không được tự ý đi chơi 1 mình hoặc không nhận quà và đi theo người lạ nhé. 2.2. Trò chơi củng cố: - Vừa rồi các con đã học rất là giỏi cô thưởng cho chúng mình mỗi bạn 1 rổ đồ chơi. Chúng mình lên lấy rổ đồ chơi nhé. - Cho trẻ lên lấy rổ đồ chơi - Các con quan sát xem trong rổ đồ chơi chúng mình có những gì? => Với những bông hoa này hôm nay chúng mình hãy thi đua nhau dán thành những bức tranh để trang trí ngày tết nhé. Thời gian chúng mình dán là một bản nhạc. - Cho trẻ thực hiện. - Kết thúc cô nhận xét và tuyên dương trẻ. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô và trẻ hưởng ứng bài “Xúc xắc xúc xẻ” và chuyển hoạt động. |
Giáo án tìm hiểu Tết nguyên đán 3 tuổi - mẫu 2
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá
Tết nguyên đán
Thời gian: 20-25 phút.
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc, biết được một số phong tục tập quán đón tết của người Việt Nam .
- Trẻ biết được tên một số món ăn trong ngày tết
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, kĩ năng quan sát
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ biết ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, biết tiết kiệm không bỏ phí bánh kẹo, hoa quả và các thức ăn khác, không hái lộc đầu xuân ngắt lá, hoa bẻ cành, giữ vệ sinh nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- 1 số tranh ảnh về ngày tết
- Hình ảnh một số món ăn trong ngày tết. Hoa mai, hoa đào.
*Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô một số bánh, hoa quả ngày tết
* NDTH: Âm nhạc, văn học
III/ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát “Sắp đến tết rồi” - Các con vừa hát bài hát gì? - Các con biết gì về ngày tết? - Người ta hay gói bánh gì vào ngày tết? - Thế các con có biết tại sao ngày tết mọi người lại sắm sửa đồ dùng, quần áo đẹp, gói bánh… không? Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngày tết Nguyên Đán nhé! 2. Nội dung: 2.1.Trò chuyện với trẻ về ngày tết, và một số món ăn trong ngày tết - Cô đưa ra bức tranh gia đình gói bánh chưng và trang trí nhà cửa. Hỏi trẻ: + Các con nhìn trong tranh mọi người đang làm gì? + Ông đang làm gì? + Bố đang làm gì? + Mẹ đang làm gì? + Bạn nhỏ đang làm gì? + Trên bàn thờ có gì? * Cô chốt: Tranh vẽ cảnh gia đình đang chuẩn bị đón tết: Ông treo câu đối, bố gói bánh trưng, mẹ đang may áo mới, bé đang dán tranh gà. - Các con có biết tết vào ngày nào trong năm không? - Tết Nguyên Đán vào ngày nào của năm? - Ngày tết sắp đến con thấy thế nào ? - Vậy trước ngày tết ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết kể cho cô và các bạn nghe nào? Để chuẩn bị đón tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con. ( cho cháu xen hình ảnh mọi người đi chợ mua sắm ) - Con thấy vào những ngày tết có những loại hoa gì ? + Hoa mai – hoa đào có ở miền nào ? + Mỗi khi xuân về tết đến thì miền nam hoa mai nở rộ, còn miền Bắc thì có hoa đào đặc trưng cho ngày tết. Ngoài ra còn một số loài hoa khác: Hoa cúc, hồng, vạn thọ... Cô chốt: Tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, sau đêm giao thừa thì sang ngày đầu tiên của một năm mới, là mốc thời gian báo đã hết năm cũ và sang năm mới. - Trong những ngày tết có những món ăn gì? +Cho trẻ xem hình ảnh về một số món ăn trong ngày tết Cô hỏi trẻ: Đây là món ăn gì? Có đặc điểm gì? Các con được ăn chưa? Cô chốt: Trong ngày tết thường có món ăn: giò, Bánh chưng, thịt gà...các loại quả có trong ngày tết: Bưởi, chuối...gọi là mâm ngũ quả. Trong ngày tết thường có cây quất, cây hoa đào ở miền bắc và hoa mai ở miền nam... * Cho trẻ quan sát và đàm thoại về một số hoạt động trong ngày tết. Cô mở rộng: Ngoài ra trong dịp tết mọi người còn đi chúc tết nhau, tổ chức các trò chơi, hoạt động lễ hội..... - Các con có vui khi tết đến không? Giáo dục: Các con ạ khi tết đến là chúng mình đã thêm một tuổi mới, lớn hơn năm cũ nên các con phải ngoan ngoãn hơn và trong ngày tết biết tiết kiệm không bỏ phí bánh kẹo, hoa quả và các thức ăn khác, không hái lộc đầu xuân không ngắt lá, bẻ cành, giữ vệ sinh nơi công cộng. 2.2. Trò chơi: Ai nhanh ai khéo * Trò chơi1: Thi ai nhanh: - Cô nói đặc điểm của một số loại bánh, hoa quả, lễ hội... yêu cầu trẻ phải nói được đúng tên * T rò chơi 2 “ Đi chợ tết ” - Cách chơi: Cô bày lô tô các loại quả, bánh có trong ngày tết ra bàn cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát “sắp đến tết rồi’ khi nào cô nói mua hàng thì các bạn sẽ mua hàng theo yêu cầu của cô - Luật chơi: ai mua sai yêu cầu phải hát một bài hoặc ra ngoài một lần chơi Cho trẻ chơi 2 lần cô khuyến khích trẻ chơi 3. Kết thúc Cho trẻ hát " Sắp đến tết rồi" | Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ quan sát Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ quan sát Trẻ lắng nghe Trẻ quan sát Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ chơi Trẻ hát |
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
SKKN biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học
Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên giỏi trường Mầm non 2024
SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
Giáo án STEM Thiết kế ngã tư thông minh
Top 50 Giáo án STEAM mầm non năm 2024
120+ Tổng hợp những câu đố về ngày Tết hay và ý nghĩa 2024
Top 11 bài tuyên truyền về an toàn giao thông hay chọn lọc 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải Giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán pdf
08/01/2024 8:49:02 SA
Gợi ý cho bạn
-
(File word) Giáo án Địa lí 12 Cánh Diều kì 1
-
(Cả năm file word) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
-
Giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 3 Cánh Diều (Đầy đủ Cả năm) 2024-2025
-
Giáo án Âm nhạc 8 Cánh Diều 7 chủ đề
-
(Cả năm) Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều 2024
-
Giáo án tăng cường Toán lớp 3 Cánh Diều (Đủ 35 tuần)
-
Giáo án PowerPoint Tin học 6 Kết nối tri thức Cả năm 2023-2024
-
(Word, PPT) Trọn bộ Giáo án Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức Đủ cả năm
-
(10 bài) Giáo án STEM khoa học tự nhiên 9 năm học 2023 - 2024
-
Giáo án lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tất cả các môn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án - Bài Giảng
(Miễn phí) Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều kì 1
Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo 2024 (bài 9, 24)
(Full) Giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
(Unit 0-10) Giáo án tiếng Anh 10 Bright file word
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Trà Vinh (10 bài)
Giáo án, Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức 2024