(Word, Pdf) Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo 2024

Tải về

Kế hoạch bài dạy môn Sinh lớp 12 Chân trời sáng tạo

Giáo án môn Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo - Nhằm giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác soạn giáo án bài giảng môn Sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Dưới đây là mẫu giáo án Sinh lớp 12 sách Chân trời sáng tạo hay còn được gọi là kế hoạch bài dạy môn Sinh theo hướng dẫn tại Công văn 5512. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Sinh 12 Chân trời sáng tạo file word, mời các bạn cùng tham khảo.

Kế hoạch bài dạy môn Sinh lớp 12 Chân trời sáng tạo

Giáo án Sinh 12 Chân trời sáng tạo

BÀI 1. GENE VÀ CƠ CHẾ TRUYỀN THÔNG TIN DI TRUYỀN

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤCTIÊU

PHẨM CHẤT,

NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HOÁ

1. Về năng lực

a. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học

Trình bày được cấu trúc hoá học và chức năng

của phân tử DNA. Nêu được ý nghĩa của các kết cặp A ‒ T; G ‒ C.

SH 1.2.1

Nêu được khái niệm và cấu trúc của gene. Phân biệt được các loại gene dựa vào cấu trúc và chức năng.

SH 1.1.1

Phân tích được cơ chế tái bản của DNA là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau.

SH 1.4.1

Nêu được khái niệm và các đặc điểm của mã

di truyền.

SH 1.1.2

Phân biệt được các loại RNA. Phân tích được bản chất phiên mã thông tin di truyền là cơ chế tổng hợp RNA dựa trên DNA. Nêu được khái niệm phiên mã ngược và ý nghĩa.

SH 1.4.2

Trình bày được cơ chế tổng hợp protein từ bản sao là RNA có bản chất là quá trình dịch mã.

SH 1.2.2

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

Vẽ và giải thích được sơ đồ liên kết ba quá trình thể hiện cơ chế di truyền ở cấp phân tử là quá

SH 3.1.1

đã học

trình truyền đạt thông tin di truyền.

Vận dụng hiểu biết về cấu trúc DNA và nguyên

tắc bổ sung trong các cơ chế truyền thông tin di

truyền để giải quyết được một số bài tập.

SH 3.1.2

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về gene và cơ chế truyền thông tin di truyền.

TCTH 1.1

Xác định được hướng phát triển phù hợp sau cấp Trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến gene và cơ

chế truyền thông tin di truyền.

TCTH 5.3

Giao tiếp và hợp tác

Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến gene và cơ chế truyền thông tin di truyền; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng

nghề nghiệp trong tương lai.

GTHT 1.4

2. Về phẩm chất

Chăm chỉ

Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho

nghề nghiệp tương lai.

CC 2.3

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– Hình ảnh về cấu trúc phân tử DNA, gene, mã di truyền, cơ chế tái bản, cơ chế phiên mã, cơ chế dịch mã, phiên mã ngược, hiện tượng polyribosome.

– Phiếu học tập.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– Giấy A4.

– Bảng trắng, bút lông.

– Thiết bị (máy tính, điện thoại,…) có kết nối mạng internet.

– Bài thuyết trình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (10 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết được nội dung học tập là về gene và cơ chế truyền

thông tin di truyền.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập: GV có thể sử dụng kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận về những nội dung kiến thức liên quan đến gene và mối quan hệ giữa gene và protein đã được học ở môn Khoa học tự nhiên 9 theo một số câu hỏi gợi ý sau:

+ Em biết gì về gene và sự truyền thông tin di truyền trong tế bào?

+ Em muốn biết thêm những gì về gene và sự truyền thông tin di truyền trong tế bào?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV và hoàn thành bảng KWL.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS báo cáo kết quả thực hiện bảng KWL.

– Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét cho kết quả thực hiện nhiệm vụ của các

nhóm, từ đó, dẫn dắt HS vào bài học.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (110 phút)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu chức năng của DNA (10 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.2.1; TCTH 1.1; TCTH 5.3; GTHT 1.4; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận cặp

đôi hoặc theo nhóm các nội dung trong SGK và hoàn thành các câu

Thảo luận 1, 2.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung và trả lời câu hỏi theo

yêu cầu của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày nội dung trả lời các câu Thảo luận 1, 2 trong SGK.

– Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và đóng góp ý kiến.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS, từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như trong SGK.

– Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

– GV sử dụng công cụ 1 để đánh giá.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về quá trình tái bản DNA (20 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.4.1; TCTH 1.1; TCTH 5.3; GTHT 1.4; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu video/treo tranh về cơ chế tái bản DNA, yêu cầu HS quan sát kênh hình kết hợp đọc thông tin trong SGK để xác định, gọi tên các bước của quá trình tái bản DNA và trả lời câu Thảo luận 3 bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 1.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo cặp để hoàn thành Phiếu học tập số 1 dưới sự hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả thảo luận nhóm.

– Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS, từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK.

– Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

– GV sử dụng công cụ 1 và 7 để đánh giá.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về khái niệm gene, cấu trúc các loại gene

(10 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.1.1; TCTH 1.1; TCTH 5.3; GTHT 1.4; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp dạy học hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và

gợi ý cho HS thảo luận cặp đôi/nhóm nội dung về khái niệm gene.

– GV chiếu video/treo tranh về mô hình cấu trúc của gene, yêu cầu HS quan sát kênh hình kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời các câu Thảo luận 4, 5.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả thảo luận nhóm.

– Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS, đồng thời chuẩn hoá nội dung

các câu trả lời cho HS.

– Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

– GV sử dụng công cụ 1 và 2 để đánh giá.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về các loại RNA (10 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.4.2; TCTH 1.1; TCTH 5.3; GTHT 1.4; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu video/treo tranh về cấu trúc các loại RNA, yêu cầu HS quan sát kênh hình kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu Thảo luận 6 bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 2.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 2 theo hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả thảo luận nhóm.

– Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS, đồng thời chuẩn hoá nội dung

................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 342
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm