Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức 2024

Tải về

Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức - Mẫu giáo án Sinh học lớp 10 KNTT được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết này là kế hoạch bài dạy Sinh học 10 sách mới file word. Với giáo án môn Sinh lớp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm được thời gian và công sức khi soạn giáo án môn Sinh học lớp 10 theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512.

Để tải file word giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức cả năm, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài của Hoatieu.

Giáo án Sinh học 10 bộ KNTT file word

PHẦN MỞ ĐẦU

BÀI 1: GIỚI THIỆU THIỆU KHÁI QUÁT MÔN SINH HỌC

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

- Nhận thức sinh học:

+ Nêu được đối tượng, các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học;

+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học; phân tích được vai trò của sinh học đối với đời sống hàng ngày, với sự phát triển kinh tế-xã hội và những vấn đề toàn cầu;

+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống;

+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai, kể tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và các thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết cách phân công nhiệm vụ để hoàn thành công việc của nhóm.

- Tự chủ và tự học: Tự lực nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh hoàn thành các bài tập, câu hỏi nhằm tìm hiểu về chương trình môn Sinh học và sự phát triển bền vững.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến vai trò của sinh học.

2. Về phẩm chất

- Trung thực: Trung thực, khách quan khi đánh giá hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm, nhắc nhở thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án power point.

- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến bài học.

2. Học sinh

Chuẩn bị đầy đủ SGK, giấy, bút để ghi chép và phân công hoạt động nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh

H: Quan sát hình ảnh và chỉ ra những yếu tố sinh học tham gia vào môi trường sống, tác động qua lại giữa yếu tố sinh học đó và môi trường.

c. Sản phẩm:

- Những yếu tố sống là những yếu tố sống là đối tượng của sinh học: Con người, cây xanh, vi khuẩn….

- Sinh vật và môi trường luôn tác động qua lại với nhau theo nhiều lĩnh vực.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS trả lời câu hỏi

H: Quan sát hình ảnh và chỉ ra những yếu tố sinh học tham gia vào môi trường sống, tác động qua lại giữa yếu tố sinh học đó và môi trường.

HS nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý hình hảnh liên tưởng tới những vấn đề gì ….

HS nghiên cứu hình ảnh và trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện trình bày

HS khác nhận xét về câu trả lời, bổ sung kiến thức

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

HS chú ý phần chốt lại kiến thức.

Không chỉ đồ ăn, thức uống, quần áo và nhiều vật dụng chúng ta dùng hàng ngày là sản phẩm trực tiếp có liên quan đến sinh học, mà ngay cả một trí nhớ tuyệt vời, một giọng ca để đời hay một khả năng hội họa xuất chúng bạn có được cũng do tổ hợp gene đặc biệt của bạn tương tác với một môi trường học tập phù hợp.

..................

BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực.

- Năng lực nhận thức sinh học:

+ HS trình bày được một số phương pháp nghiên cứu sinh học như phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.

+ Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học như quan sát, đặt câu hỏi, xây dựng giải thuyết, thiết kế và tiến hành thí nghiệm, điều tra và khảo sát thực địa, làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

+ Giới thiệu được phương pháp tin sinh học.

+ Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự lực nghiên cứu thông tin SGK để hiểu đối tượng nghiên cứu của sinh học và các phương pháp cần được dùng trong nghiên cứu môn sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng tiến hành và thiết kế được một thí nghiệm theo tiến trình nghiên cứu khoa học.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Trung thực, khách quan khi đánh giá hoạt động của bản thân và bạn.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm, nhắc nhở thành viên trong nhóm nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Kính hiển vi, kính lúp

- Máy li tâm

- Bộ dụng cụ đồ mổ.

- Hình ảnh về phòng thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu sinh học.

2. Học sinh

- Chuẩn bị đầy đủ SGK, Đọc bài 2, bút, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh

.....................

Bài 3: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Môn học: Sinh học; lớp: 10

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

- Năng lực nhận thức sinh học

+ Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

+ Trình bày được các đặc điểm chung của các cấpđộ tổ chức sống.

+ Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

+ Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu về các cấp độ tổ chức của thế giới sống cũng như đặc điểm chung của thế giới sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết một số vấn đề liên quan đến đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường.

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó đọc sách, tìm tài liệu nhằm tìm hiểu về các cấp tổ chức sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hình 3.1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Giáo án Sinh học 10 bộ KNTT file word

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là gì? (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu bài học

b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân, sắp xếp các cụm từ sau theo trật tự phù hợp, giải thích.

1. Học sinh Nguyễn Văn A - lớp 10A1 - trường THPT X - khối 10 - tổ 1

2. Hệ tuần hoàn - cơ thể người - quả tim - tế bào cơ tim

c) Sản phẩm:

1. học sinh Nguyễn Văn A- tổ 1 - lớp 10A1 - khối 10 - trường THPT X.

2. tế bào cơ tim- quả tim - hệ tuần hoàn - cơ thể người.

Học sinh giải thích theo cách hiểu của bản thân.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh sắp xếp các cụm từ ở mục Nội dung theo trật tự phù hợp

Tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hướng dẫn

Suy nghĩ, đưa ra phương án phù hợp

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV mời 2 hs xung phong lên bảng sắp xếp.

Yêu cầu học sinh giải thích cách sắp xếp.Nêu câu hỏi:

Có phương án sắp xếp khác hay không?

Đưa ra các phương án sắp xếp

Giải thích cách sắp xếp

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

...............................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 3.573
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm