(Cả năm 2 Bộ) Giáo án KHTN môn Hóa học 6 Chân Trời Sáng Tạo

Tải về

Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo phần Hóa học

HoaTieu.vn xin chia sẻ 2 bộ Giáo án Khoa học tự nhiên (KHTN) môn Hóa học 6 Chân Trời Sáng Tạo Cả năm theo chương trình mới file word, giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo khi soạn Kế hoạch bài dạy, giáo án phân môn Hóa học sách KHTN 6 theo Công văn 5512. Mời thầy cô tải về miễn phí trọn bộ KHBD: Giáo án Hóa học 6 Chân Trời Sáng Tạo tại bài viết này.

Kế hoạch bài dạy KHTN 6 Chân trời sáng tạo phân môn Hóa học
Kế hoạch bài dạy KHTN 6 Chân trời sáng tạo phân môn Hóa học

1. Giáo án Hóa 6 CTST bộ 1

TIẾT 1. BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.

- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

2. Năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết được sự vật và hiện tượng của khoa học tự nhiên

- Kể tên được một số ví dụ về sự vật và hiện tượng của khoa học tự nhiên

- Phân biệt được các vật, sự vật, hiện tượng , quy luật tự nhiên dựa trên môn Khoa học đã học ở Tiểu học

- Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên thông qua các ví dụ cụ thể

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm, thu thập thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên trong cuốc sống

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm và báo cáo để tìm các hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên của bộ môn, phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động khác.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu khoa học tự nhiên và vai trò của khoa học tự nhiên

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ cá nhân

- Trung thực, cẩn thận trong ghi chép, báo cáo kết quả thảo luận

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh về hoạt động của con người trong cuộc sống (Từ hình 1.1 đến 1.6 – SGK) và một số hình ảnh tham khảo khác

- Hình ảnh thể hiện vai trò của khoa học tự nhiên (Từ hình 1.7 đến 1.10 – SGK)

- Phiếu học tập , Tờ A0

- Máy chiếu, các slide bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (10p)

a) Mục tiêu: Nhận biết và phân loại được hoạt động nghiên cứu khoa học khác với các hoạt động khác dựa vào dấu hiệu tìm tòi, khám phá.

b) Nội dung:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập số 1, số 2 trả lời các câu hỏi

PHT số 1:

Câu 1: Nếu ước mơ trở thành một nhà khoa học, em sẽ là nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực nào?

Câu 2: Hãy kể tên một vài hoạt động trong lĩnh vực mà em lựa chọn

Câu 3: Trong các hoạt động em vừa nêu hoạt động nào là hoạt động tìm tòi, khám phá ?

PHT số 2

Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học? Vì sao?

(Từ hình 1.1 đến 1.6 – SGK)

Giáo Án Hóa Học Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

...............

2. Giáo án Hóa 6 CTST bộ 2

BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT.

TÍNH CHẤT CỦA CHẤT

Môn KHTN 6

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Sự đa dạng của chất.

- Đặc điểm các thể cơ bản của chất.

- Tính chất của chất.

- Sự chuyển thể của chất.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nêu được sự đa dạng của chất.

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát.

- Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lý, tính chất hóa học).

- Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.

- Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế.

2.2. Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất, đặc điểm thể của chất, tính chất của chất, sự chuyển thể.

- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất và sự chuyển thể.

- NL GQVĐ và sáng tạo: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.

3. Về phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản của chất.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Mỗi nhóm HS:

+ Bộ TN để đo nhiệt độ sôi của nước: giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu, nước cất, nhiệt kế, ống thủy tinh chữ l, nút cao su.

+ Bộ TN tìm hiểu tính tan: 2 cốc nước, dầu ăn, muối, đũa.

+ Bộ TN đun nóng đường: bát sứ, đường, giá TN, đèn cồn, bật lửa.

+ Bộ TN làm nóng chảy nến: bát sứ, nến, giá TN, đèn cồn, bật lửa.

+ Bộ TN đun sôi và làm lạnh nước: cốc thủy tinh chứa nước, giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu chứa nước lạnh.

- Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập.

a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt khái niệm vật thể, chất, thể và nhận thức được các vấn đề cần giải quyết trong bài học là: sự đa dạng về chất, tính chất của chất, đặc điểm thể của chất và sự chuyển thể

b) Nội dung:

- HS làm phiếu để kiểm tra nhận thức ban đầu về vật thể, chất, thể.

c) Sản phẩm:

- HS kể tên được ít nhất 3 vật thể, 3 chất, 1 thể.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cá nhân HS hoàn thành phiếu số 1 trong 1 phút:

Phiếu số 1:

- Kể tên ít nhất 3 vật thể, chất, 1 thể mà em biết.

- Trả lời:

+ Vật thể: ……………………….

+ Chất:………………………….

+ Thể: ……………………………

- Sau đó chia sẻ nhóm đôi.

- GV chỉ định 3 – 4 nhóm phát biểu. Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn xác hóa cho HS việc phân biệt các khái niệm vật thể, chất, thể.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự đa dạng của chất

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được sự đa dạng của chất; nhận biết được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh.

b) Nội dung: HS đọc sách giáo khoa mục 1 trang 39, 40 và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- HS nêu được ít nhất 5 ví dụ về chất.

- HS nhận biết và phân biệt được:

+ Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

+ Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

+ Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.

+ Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách mục 1 trang 39, 40 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh là gì?

2. Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp. Hãy sắp xếp chúng vào mỗi nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh.

3. Quan sát hình 9.1 và kể tên vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo có trong hình. Cho biết vật thể đó làm bằng chất gì?

4. Kể tên ít nhất 3 vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh trong đời sống. Cho biết vật thể đó làm bằng chất gì?

- Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trong 7 phút: Nhóm 4 HS.

+ Cá nhân HS ghi câu trả lời vào giấy A2.

+ Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.

+ Đại diện của một vài nhóm được GV chỉ định trả lời.

- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS.

................

Tải Giáo án Hóa học 6 Chân Trời Sáng Tạo Cả năm về máy để xem tiếp nội dung

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 88
(Cả năm 2 Bộ) Giáo án KHTN môn Hóa học 6 Chân Trời Sáng Tạo
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm