Đâu là khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường?
Đâu là khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường? Đây là câu hỏi trong tập huấn mô đun 5 Tiểu học: Tư vấn và hỗ trợ học sinh. Để giải đáp được câu hỏi này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời hợp lý nhé.
Khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường?
1. Đâu là khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường?
Đáp án: Khó khăn trong việc làm quen và thích ứng với môi trường học tập mới
2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường
Ngoài khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường là Khó khăn trong việc làm quen và thích ứng với môi trường học tập mới, học sinh tiểu học còn rất nhiều khó khăn khác phải đối mặt khi học tập ở trường như:
- Khả năng tập trung kém: vì ở tuổi này, các bé vẫn còn ham chơi, chưa muốn đi học
- Sợ hãi và ngại giao tiếp: Đây là tâm lý chung của các em bởi việc hình thành tạo lập các mối quan hệ mới không phải là người thân của mình là một điều vô cùng khó khăn, các bé thường lo sợ, thậm chí thỉnh thoảng hay khóc và đòi về nhà với bố mẹ.
- Khó khăn trong việc hiểu và tiếp thu bài giảng: Bởi vì phải tiếp xúc với những kiến thức mới theo một cách giảng dạy nghiêm túc hơn, rất nhiều bé không thích ứng được với cách học mới sẽ thường xuyên không hiểu bài.
- Không có động lực học, hứng thú học tập: Có thể khi học sinh lớn lên sẽ hiểu việc học hành mang lại lợi ích rất lớn hoặc chỉ có học mới có thể thực hiện ước mơ, công việc mình muốn nhưng học sinh tiểu học lại không nghĩ đến việc này. Suy nghĩ của bé rất đơn giản, lúc này, học như trở thành một thứ ép buộc khiến bé chẳng có động lực, hứng thú học tập.
3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời, các em tìm hiểu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan của mình. Ở giai đoạn tiếp theo, đứa trẻ từ 6-11 tuổi sẽ tiếp cận thế giới thông qua cả lý trí và suy nghĩ. Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa.
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logic. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp.
Đối với học sinh tiểu học, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Ví dụ các em sẽ mô tả về một chú chim bồ câu dễ dàng hơn sau khi xem hình ảnh hơn là nghe định nghĩa bằng lời nói rằng chim bồ câu thuộc họ chim, có hai cái cánh, biết đẻ trứng… Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng.Ngoài ra, trẻ vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động. Trẻ nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh.
Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.
Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn.
Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể. Các em đã biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết. Học sinh tiểu học thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết.
Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. Học sinh có thể học được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới. Vì vậy trong môi trường lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Đâu là khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường? Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Thái Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
-
Gợi ý đáp án môn Đạo Đức module 4 Tiểu học
-
Hình thức, phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
-
Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 THCS - Tất cả các môn
-
Gợi ý học tập môn Tin học mô đun 3 Tiểu học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 11 Cánh Diều
Bài kiểm tra cuối khóa mô đun 2 môn Tự nhiên xã hội
Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội có ứng dụng CNTT ở cấp Tiểu học đã có
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
Trình bày những định hướng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Bài tập về giao tiếp mô đun 2 Tiểu học