Nghị định 25/2013/NĐ-CP
Nghị định 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Điều 2. Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải công nghiệp là nước từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường.
3. Nước thải sinh hoạt là nước từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này xả thải ra môi trường.
Điều 3. Người nộp phí
1. Tổ chức, cá nhân xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này ra môi trường là người nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước và đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi trường.
3. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Điều 4. Đối tượng không chịu phí
Không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường;
2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
3. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
4. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
5. Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
6. Nước mưa tự nhiên chảy tràn.
Chương 2.
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Điều 5. Mức thu phí
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1 m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức phí áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình sử dụng nước, tương ứng với số phí trung bình một người sử dụng nước từ hệ thống nước sạch phải nộp tại địa phương.
2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:
a) Đối với nước thải không chứa kim loại nặng tính theo công thức:
F = f + C, trong đó:
- F là số phí phải nộp;
- f là mức phí cố định theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng tối đa không quá 2.500.000 đồng/năm;
- C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng 2 chất gây ô nhiễm là nhu cầu ô xy hóa học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS); mức thu đối với mỗi chất theo Biểu khung dưới đây:
STT | Chất gây ô nhiễm tính phí | Mức tối thiểu (đồng/kg) | Mức tối đa (đồng/kg) |
1 | Nhu cầu ô xy hóa học (COD) | 1.000 | 3.000 |
2 | Chất rắn lơ lửng (TSS) | 1.200 | 3.200 |
b) Đối với nước thải chứa kim loại nặng tính theo công thức:
F = (f x K) + C, trong đó:
- F, f và C như quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
- K là hệ số tính phí theo khối lượng nước thải chứa kim loại nặng của các cơ sở sản xuất, chế biến theo Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và được xác định như sau:
STT | Lượng nước thải chứa kim loại nặng | Hệ số K |
1 | Dưới 30 m3 | 2 |
2 | Từ 30 m3 đến 100 m3 | 6 |
3 | Từ trên 100 m3 đến 150 m3 | 9 |
4 | Từ trên 150 m3 đến 200 m3 | 12 |
5 | Từ trên 200 m3 đến 250 m3 | 15 |
6 | Từ trên 250 m3 đến 300 m3 | 18 |
7 | Trên 300 m3 | 21 |
- Cơ sở sản xuất, chế biến thuộc Danh mục các ngành, lĩnh vực sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng nếu xử lý các kim loại nặng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì được áp dụng hệ số K bằng 1.
c) Cơ sở sản xuất, chế biến có khối lượng nước thải dưới 30 m3/ngày đêm, không áp dụng mức phí biến đổi.
Điều 6. Thẩm quyền quy định mức phí
1. Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tình hình kinh tế - xã hội, đời sống và thu nhập của nhân dân ở địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng tại địa phương.
2. Căn cứ khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể mức thu phí cố định và mức thu đối với từng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp; hướng dẫn việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của đối tượng nộp phí.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào tình hình thực tế ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp để sửa đổi, bổ sung Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 7. Quản lý và sử dụng phí
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1. Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc thẩm định phí, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phần phí thu được còn lại sau khi trừ (-) đi phần để lại quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải; tổ chức các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước.
Điều 8. Tổ chức thu phí
1. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí cho đơn vị cung cấp nước sạch theo hóa đơn bán hàng. Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch có nghĩa vụ nộp số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đã thu vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi một phần số phí được để lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định sau:
a) Đối với phí biến đổi, người nộp phí phải kê khai số phí phải nộp theo quý; đối với phí cố định phải kê khai số phí phải nộp cho cả năm và thực hiện cùng thời điểm kê khai, nộp phí biến đổi của quý đầu tiên. Trường hợp cơ sở có khối lượng nước thải dưới 30 m3/ngày đêm, không phải nộp phí biến đổi theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì thời hạn nộp phí cố định không muộn hơn ngày cuối cùng của quý đầu tiên trong năm.
b) Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào Kho bạc Nhà nước địa phương theo thông báo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
c) Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.
3. Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tài chính, đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan tại địa phương
1. Sở Tài nguyên và Môi trường và phòng tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành, phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
b) Thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp; quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí.
c) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa phương để báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
2. Cơ quan thuế có trách nhiệm:
Kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch và cơ quan tài nguyên môi trường địa phương.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo thẩm quyền.
4. Đơn vị cung cấp nước sạch tại địa phương có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thu phí.
b) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại địa phương và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế các Nghị định: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003, số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 và số 26/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- Chia sẻ:Trịnh Thị Lương
- Ngày:
Nghị định 25/2013/NĐ-CP
59 KBGợi ý cho bạn
-
Tải Nghị định 33/2024 Cấm phát triển, sản xuất, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
-
Thông tư 35/2024/TT-BTNMT Quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
-
Tải Thông tư 22/2019/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật dự báo cảnh báo lũ file Doc, Pdf
-
Luật Địa chất và Khoáng sản 2024, số 54/2024/QH15
-
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
-
Tải Thông tư 14/2023/TT-BTNMT file doc, pdf về sửa đổi các thông tư liên quan đến cư trú lĩnh vực đất đai
-
Tải Thông tư 34/2018/TT-BCT file Doc, Pdf
-
Tải Nghị định 42/2024/NĐ-CP về hoạt động lấn biển file Doc, Pdf
-
Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật về thức ăn thủy sản
-
Tải Luật Tài nguyên nước 2024, số 28/2023/QH15 file Doc, Pdf
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tài nguyên - Môi trường
Thông tư 04/2021/TT-BTNMT Danh mục địa danh thành lập bản đồ tỉnh Gia Lai
Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật dầu khí
Thông tư 18/2016/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo
Chỉ thị 34/CT-TTG về tăng cường tiết kiệm điện
Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT Phương pháp định giá rừng khung giá rừng
Thông tư 02/2019/TT-BCT quy định về thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác