Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Cơ khí lớp 11 Kết nối tri thức (có ma trận, đáp án)

Tải về

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Cơ khí lớp 11 Kết nối tri thức - Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn học sinh mẫu đề thi cuối học kì 1 môn Công nghệ Cơ khí lớp 11 Kết nối tri thức có ma trận và đáp án chi tiết trong bài viết sau đây.

Sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Công nghệ lớp 11 sách mới Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí lớp 11 Kết nối tri thức

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

%

tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số

CH

Thời gian

(phút)

Số

CH

Thời gian

(phút)

Số

CH

Thời gian

(phút)

Số

CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

Giới thiệu chung về cơ khí

chế tạo

1.1. Khái niệm, vai

trò và đặc điểm của cơ khí chế tạo

1

0,75

1

0,75

2,5

1.2. Quy trình chế tạo cơ khí

1

0,75

1

1,5

2

3,25

5

1.3. Một số ngành nghề phổ biến

thuộc lĩnh vực cơ

khí chế tạo

2

Vật liệu

cơ khí

2.1. Khái niệm và phân loại vật liệu cơ khí

1

0,75

1

1,5

2

3,25

5

2.2. Công dụng và tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí thông dụng, vật liệu mới

1

0,75

1

1,5

2

3,25

5

2.3. Nhận biết tính chất của vật liệu cơ

khí

1

0,75

1

0,75

2,5

3

Các

phương pháp gia

công cơ khí

3.1. Khái niệm, phân loại phương pháp gia công cơ

khí

1

0,75

1

1,5

2

3,25

5

3.2. Nội dung cơ bản của phương pháp gia công cơ

khí

1

1,5

1

1,5

2,5

3.3. Quy trình công nghệ gia công chi tiết

1

0,75

1

1,5

1

7,5

2

1

10,75

20

3.4. Thực hành gia công cơ khí

4

Sản xuất cơ khí

4.1. Quá trình sản xuất cơ khí

3

2,25

3

4,5

6

6,75

15

4.2. Dây chuyền sản xuất tự động

3

2,25

3

4,5

6

6,75

15

4.3. Cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hóa sản xuất cơ khí

3

2,25

3

2,25

7,5

4.4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí

1

7,5

1

7,5

15

Tổng

16

12

12

18

2

15

28

2

45

100

Tỉ lệ (%)

40

30

30

0

Tỉ lệ chung %)

70

30

2. Đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí 11 KNTT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1: Gia công tạo hình sản phẩm là?

A. Là quá trình sử dụng các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật về hình dáng, kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt, ...

B. Là quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết và sản phẩm cơ khí.

C. Là quá trình liên kết các chi tiết máy sau khi được gia công xong để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.

D. Là công đoạn nhằm bao bọc, cố định vị trí của sản phẩm trong các vật chứa phục vụ cho công tác bảo quản, vận chuyển an toàn, tiện lợi.

Câu 2: Quy trình sản xuất cơ khí nào là đúng?

A. Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Gia công tạo hình sản phẩm → Đóng gói sản phẩm

B. Chế tạo phôi → Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm

C. Gia công tạo hình sản phẩm → Chế tạo phôi → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm

D. Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm

Câu 3: Quan sát hình ảnh sau và cho biết nội dung của nó?

Đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí 11 KNTT

A. Xử lí cơ tính nhiệt: ram

B. Xử lí cơ tính hóa học: thấm carbon

C. Xử lí bảo vệ mặt: sơn

D. Xử lí bảo vệ mặt: mạ kim loại

Câu 4: Vật liệu phi kim loại là?

A. Vật liệu vô cơ

B. Vật liệu hữu cơ

C. Vật liệu composite

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Tính chất cơ học của vật liệu được đặc trưng bởi?

A. Độ bền

B. Độ dẻo

C. Độ cứng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí gồm

A. Vật liệu kim loại và hợp kim

B. Vật liệu phi kim loại

C. Vật liệu mới

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Vật liệu cơ khí được sử dụng phổ biến hiện nay là?

A. Gang

B. Thép

C. Hợp kim đồng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Phương pháp hàn là?

A. Là phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.

B. Là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, ...

C. Là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

D. Là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi.

Câu 9: Phương pháp đúc phổ biến nhất hiện nay là?

A. Đúc trong khuôn cát

B. Đúc trong khuôn kim loại

C. Đúc áp lực

D. Đúc li tâm

Câu 10: Chọn câu sai: Thiết bị và dụng cụ thường sử dụng với phương pháp khoan là?

A. Máy tiện

B. Máy phay

C. Mũi khoan

D. Dao phay

Câu 11: Đặc điểm của phương pháp hàn hồ quang là?

A. Sử dụng nhiệt của ngọn lửa hồ quang điện để làm nóng chảy kim loại ở vị trí hàn để tạo mối hàn

B. Sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí để làm nóng chảy kim loại ở vị trí hàn để tạo mối hàn

C. Gia công được các sản phẩm mỏng và nhiệt độ nóng chảy thấp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Phương pháp đúc thường sử dụng

A. Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín

B. Gia công các sản phẩm có yêu cầu về cơ tính cao

C. Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp

D. Gia công các bề mặt định hình tròn xoay

Câu 13: Phương pháp chế tạo phôi trong quá trình sản xuất cơ khí là?

A. Đúc

B. Gia công áp lực

C. Hàn

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 14: Quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí là?

A. Sản xuất phôi

B. Chế tạo cơ khí

C. Gia công chi tiết

D. Sản xuất cơ khí

Câu 15: Khi đóng gói sản phẩm cần lưu ý

A. Chèn lót xung quanh sản phẩm bằng các vật liệu mút xốp, ... để tránh bị dịch chuyển và va đập

B. Hàng hóa cần được cho vào bao bì gỗ, carton, ... có độ lớn tương ứng, bền, dẻo dai để chịu được các va chạm

C. Trên bao bì cần ghi rõ những yêu cầu khi bốc xếp, vận chuyển và bảo quản

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Quá trình sản xuất cơ khí có bước nào?

A. Chế tạo phôi

B. Gia công tạo hình sản phẩm

C. Lắp ráp sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Gia công tạo hình sản phẩm là?

A. Là quá trình sử dụng các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật về hình dáng, kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt, ...

B. Là quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết và sản phẩm cơ khí.

C. Là quá trình liên kết các chi tiết máy sau khi được gia công xong để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.

D. Là công đoạn nhằm bao bọc, cố định vị trí của sản phẩm trong các vật chứa phục vụ cho công tác bảo quản, vận chuyển an toàn, tiện lợi.

Câu 18: Phương pháp kiểm tra phôi là?

A. Kiểm tra chất lượng ngoại quan hình dáng, kích thước, ....

B. Kiểm tra chất lượng bên trong: rỗ khí, ứng suất dư, ...

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 19: Bước đầu của quá trình sản xuất cơ khí là?

A. Nghiên cứu bản vẽ

B. Chế tạo phôi

C. Gia công tạo hình sản phẩm

D. Đóng gói sản phẩm

Câu 20: Sau khi gia công tạo hình, chi tiết được kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang

A. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt

B. Đóng gói

C. Lắp ráp

D. Kiểm tra và hoàn thiện

Câu 21: Trong các phương án sau, phương pháp lắp ráp sản phẩm là?

A. Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn

B. Phương pháp lắp chọn

C. Phương pháp lắp sửa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Sau khi lắp ráp cần phải làm gì?

A. Kiểm tra hoạt đông với các sản phẩm là thiết bị hoạt động

B. Tiến hành chạy rà đối với các sản phẩm có yêu cầu chạy rà trơn

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 23: Đặc điểm của dây truyền sản xuất tự động mềm là?

A. Độ ổn định cao

B. Năng suất thấp

C. Chi phí đầu tư cao

D. Độ linh hoạt cao

Câu 24: Tại sao cần phải đóng gói sản phẩm?

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ

B. Giữ gìn hàng hóa nguyện vẹn cả về số lượng lẫn chất lượng

C. Ngăn sản phẩm tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường gây biến chất và nhiễm khuẩn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Quan sát hình ảnh sau và cho biết nội dung của nó?

Đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí 11 KNTT

A. Xử lí cơ tính nhiệt: ram

B. Xử lí cơ tính hóa học: thấm carbon

C. Xử lí bảo vệ mặt: sơn

D. Xử lí bảo vệ mặt: mạ kim loại

Câu 26: Tại sao cần phải bảo quản sản phẩm?

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ

B. Giữ gìn hàng hóa nguyện vẹn cả về số lượng lẫn chất lượng

C. Ngăn sản phẩm tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường gây biến chất và nhiễm khuẩn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Đâu là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất cơ khí?

A. Nghiên cứu bản vẽ

B. Sản xuất phôi

C. Chế tạo cơ khí

D. Đóng gói và bảo quản

Câu 28: Phương pháp lắp ráp được thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp để tiến hành quá trình lắp ráp là?

A. Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn

B. Phương pháp lắp chọn

C. Phương pháp lắp sửa

D. Cả 3 đáp án trên

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm):

Câu 1: Dựa vào Hình 13.2, hãy liên hệ và lấy ví dụ ứng dụng trong đời sống sử dụng quy trình đó.

 Đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí 11 KNTT

Câu 2: Hãy quan sát Hình và thực hiện các yêu cầu sau:

Đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí 11 KNTT

- Liệt kê những trang bị phục vụ an toàn cho người lao động.

- Vì sao người công nhân phải trang bị những đồ bảo hộ đó?

- Có yếu tố gì gây ảnh hưởng tới môi trường hay không?

3. Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí 11 KNTT

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ Cơ khí 11 KNTT

* Điểm các câu trắc nghiệm làm đúng được tính mỗi câu 0,25 điểm.

2. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

· Ứng dụng trong đời sống sử dụng quy trình trên:

Ví dụ: Trong lĩnh vực nhà thông minh, các thiết bị, đồ dùng trong nhà được kết nối internet để thu thập thông tin người sử dụng. Các dữ liệu này được thu thập, lưu trữ, sau đó phân tích và học thói quen để dự đoán trong các tình huống sau này.

1 đ

Câu 2

- Những trang bị phục vụ an toàn cho người lao động: thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ lao động cách điện, thiết bị kiểm tra điện.

- Người công nhân phải trang bị những đồ bảo hộ đó để đảm bảo an toàn lao động.

- Có yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường: khói bụi, nước thải, chất thải rắn …

0,5đ

0,5đ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.972
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Cơ khí lớp 11 Kết nối tri thức (có ma trận, đáp án)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm