Chỉ thị số 11/2011/CT-UBND về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Chỉ thị số 11/2011/CT-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh: Về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 11/2011/CT-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 3 năm 2011 |
CHỈ THỊ
Về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững
khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
________
Tháng 02 năm 1978, huyện Duyên Hải sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố đã quyết tâm khôi phục lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với mục tiêu tái tạo mảng xanh và chức năng phòng hộ sinh thái, cải thiện khí hậu cho thành phố. Đến tháng 01 năm 2000, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố cùng với những giải pháp kỹ thuật phù hợp của các cơ quan chuyên môn, nỗ lực của người dân địa phương, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn của thế giới. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là thành quả của sự quyết tâm, cố gắng và nỗ lực của thành phố trong 30 năm qua trong công tác khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ, tạo lá phổi xanh của thành phố. Cần Giờ đã được quy hoạch thành một trong những khu du lịch sinh thái trọng điểm của cả nước, cần phải phát huy thế mạnh các hoạt động mang tính truyền thống, văn hóa, lịch sử, nhân văn;
Thực hiện chương trình đột phá giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX nhiệm kỳ 2011 - 2015: kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước mặt, nước ngầm, tiếng ồn, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; khắc phục những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng; tăng cường cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, công viên;… xây dựng thành phố xanh, sạch, có môi trường sống tốt; khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ phát triển khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng;
Để bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; trên cơ sở báo cáo kết quả nghiên cứu và ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo đánh giá hoạt động sau 10 năm khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Thủ trưởng các sở - ngành, cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện những nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ phối hợp với các sở - ngành và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đảm bảo gắn với việc quy hoạch phân khu chức năng khu dự trữ sinh quyển, bảo vệ cảnh quan và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, thực hiện đúng quy chế bảo vệ phát triển rừng Cần Giờ mà thành phố đã phê duyệt. Đồng thời tổng kết việc phát động nhân dân, du khách trong huyện Cần Giờ (khu dự trữ sinh quyển) không sử dụng túi nylon để nhân rộng điển hình cho các khu du lịch sinh thái và cho thành phố.
Chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ:
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên các diện tích đất rừng có khả năng tái sinh tự nhiên; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng rừng, nhất là các khu rừng đước trồng thuần loại; có các giải pháp kịp thời, trồng mới, trồng thay thế tại các diện tích rừng bị chết, thoái hóa.
- Thực hiện việc trồng rừng ven biển, sông, rạch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thực hiện tốt công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã.
- Nghiên cứu, đề xuất những chính sách kết hợp sản xuất nâng cao đời sống, thu nhập của các hộ dân và các đơn vị tham gia quản lý, bảo vệ rừng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các sở - ngành liên quan thực hiện đánh giá các kết quả nghiên cứu về biện pháp lâm sinh và đề xuất kế hoạch tác động lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng ngập mặn Cần Giờ; khẩn trương triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ; đề xuất kiện toàn Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng; trong đó chú trọng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Sở Khoa học và Công nghệ có kế hoạch triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp khoa học để bảo tồn và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các sở - ngành liên quan nghiên cứu kết quả khảo cổ học tại rừng ngập mặn Cần Giờ, tiến hành lập bản đồ khảo cổ học, kết hợp ứng dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu địa lý (GIS) để quản lý, tra cứu và truy cập thông tin về các di chỉ văn hóa khảo cổ, hoàn thành nội dung bộ hồ sơ hệ thống di tích khảo cổ học huyện Cần Giờ; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để tập trung bảo tồn và trùng tu khu di tích căn cứ kháng chiến Rừng Sác, các di tích, di chỉ khảo cổ tiêu biểu, đặc biệt là di tích mộ chum; xây dựng kế hoạch quảng bá và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của huyện Cần Giờ và có kế hoạch từng bước thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà Chính phủ ban hành.
5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các sở - ngành liên quan nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn khu dự trữ sinh quyển bằng việc xây dựng thương hiệu, dán nhãn sinh thái cho các loại sản phẩm xuất xứ từ Cần Giờ như trái cây, tôm, cua, cá và các loại thủy sản khác.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Thủ trưởng các sở - ngành và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND.TP; - TTUB: CT, các PCT; - Các Sở, ban ngành thành phố; - Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH 1 TV; - Chi cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm; - Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ; - Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; - VPUB: CPVP, các Phòng CV; TTCB; - Lưu: VT, (CNN-Tg) MH. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Chỉ thị số 11/2011/CT-UBND về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
46 KBGợi ý cho bạn
-
Tải Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi các Thông tư về kiểm dịch động vật trên cạn file Doc, Pdf
-
Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13
-
Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
-
Tải Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT Biểu mẫu thủ tục đăng ký tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX file Doc, Pdf
-
Tải Nghị định 38/2024 Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản file Doc, Pdf
-
Luật chăn nuôi 2023 số 32/2018/QH14
-
Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết đất trồng lúa
-
Tải Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ về giống cây trồng file DOC, PDF
-
Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT Phương pháp định giá rừng khung giá rừng
-
Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Quyết định số 20/2008/QĐ-BNN
Nghị định 116/NĐ-CP 2018
Thông tư quy định thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn
Quyết định 3986/QĐ-BNN-KHCN 2019
Quyết định 3056/2012/QĐ-BNN-BVTV
Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác