Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025

Tải về

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 năm học 2024-2025 (Kèm đáp án) bao gồm 11 đề thi, có kèm theo cả đáp án, ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì I. Mời các em tham khảo và tải về Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 để tiện sử dụng.

Cấu trúc đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2025 sẽ gồm phần kiểm tra đọc, chính tả, đọc hiểu, tập làm văn, yêu cầu HS hoàn thành trong 90 phút. Sau đây là nội dung chi tiết Top 11 Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án, biên soạn theo mẫu chuẩn của Bộ GDĐT năm học 2024-2025 dành cho thầy cô giáo tham khảo nhằm ra đề nhanh và thuận tiện hơn.

I. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

1. Ma trận Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 KNTT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đọc thành tiếng

Đọc 1 đoạn trong bài đọc được chọn từ tuần 10 đến tuần 17 và trả lời câu hỏi tương ứng trong bài đọc

2,0 điểm

2. Đọc

hiểu

a) Đọc hiểu văn bản

Câu số

1;2;3

5

4

6

11

4,5 điểm

Số câu

3

1

1

1

1

Số điểm

1,5

1,0

0,5

1,0

0,5

b) Kiến thức TV

- Từ đồng nghĩa

- Từ đa nghĩa

- Cặp kết từ

- Điệp từ, điệp ngữ

Câu số

7

8;9

10

3,5 điểm

Số câu

1

2

1

Số điểm

1,0

1,5

1,0

Tổng

Tổng số câu

4

1

1

3

2

10 điểm

Tổng số điểm

3,5

1,0

0,5

2,5

1,5

Tỉ lệ %

43,75%

37,5%

18,75%

Viết

Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc

10 điểm

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (2 điểm):

II. Đọc – Hiểu (8 điểm): Đọc thầm văn bản sau và làm bài tập:

SINH NHẬT ĐÁNG NHỚ

Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi.

Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu sắc hoa cả mắt, Còn búp bê mới đáng yêu làm sao! Búp bê có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh. Cặp má búp bê phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy. Búp bê lại còn biết nhắm mắt khi ngủ nữa chứ. Bé Thuỷ chưa biết chọn mua đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích.

Đi đến góc phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng, bé Thuỷ kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu:

- Cháu mua búp bê cho bà đi.

Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thuỷ thầm nghĩ: có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này. Chợt bé Thuỷ chỉ búp bê có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt chấm mực không đều nhau, nói với mẹ:

- Mẹ mua cho con búp bê này đi!

Mẹ trả tiền, bé Thủy nâng búp bê lên tay, ru: “ Bé bé bằng bông…”

Trên đường về, mẹ hỏi Thuỷ:

- Bao nhiêu đồ chơi đẹp, sao con lại mua búp bê này?

Bé Thuỷ chúm chím cười:

- Vì con thấy bà cụ già bằng bà nội mình mà vẫn còn phải đi bán hàng. Trời rét mà bà không được ở nhà..

Mẹ ôm Thuỷ vào lòng, nghẹn ngào: “ Ôi, con tôi! ”

Theo Vũ Nhật Chương

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:

Câu 1. (M1-0,5đ) Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố để làm gì?

  1. Nhìn ngắm những đồ chơi đẹp.
  2. Mua những mua đồ chơi đẹp.
  3. Mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
  4. Mua những đồ chơi mà Thuỷ thích.

Câu 2. (M1-0,5đ) Đồ chơi ở phố được miêu tả như thế nào?

  1. Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,….
  2. Có nhiều kích cỡ khác nhau.
  3. Nhiều màu sắc sặc sỡ.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3.(M1-0,5đ) Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?

  1. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
  2. Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
  3. Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
  4. Biết nhắm mắt khi ngủ.

Câu 4. (M2- 0,5đ) Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?

  1. Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
  2. Vì bé thương bà cụ và bé muốn bà vui.
  3. Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
  4. Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.

Câu 5. (M1-1,0đ) Dưới cái nhìn của bé Thủy, con búp bê đáng yêu như thế nào?

Câu 6. (M2-1,0đ) Trong câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

Câu 7. (M1-1,0đ): Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Từ đồng nghĩa với lạnh giá là:

  • Lạnh lẽo
  • Lạnh lùng
  • Lạnh buốt
  • Lạnh nhạt

Câu 8. (M2-1,0đ): Cho từ “chạy”. Hãy đặt một câu với nghĩa gốc và một câu với nghĩa chuyển.

Câu 9. (M2-0,5đ): Điền cặp kết từ thích hợp vào chỗ chấm:

…………. bão to…………..cây không bị đổ.

Câu 10. (M3-1,0đ ): Em hãy viết 2-3 câu có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ nói về món quà sinh nhật có ý nghĩa với em nhất.

Câu 11. (M3-0,5đ ): Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện trên.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

Đề bài: Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.

3. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kì 1 Kết nối tri thức

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (2 điểm)

a) Nội dung kiểm tra:

- Các bài đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17.

- Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 90-95 tiếng/phút. Sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung tương ứng với đoạn vừa đọc.

b) Đánh giá, cho điểm: Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ : 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Đọc thầm và làm bài tập (8 điểm)

Câu 1; câu 2; câu 3; câu 4: Khoanh đúng mỗi ý cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

D

A

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 5:(1đ) Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính đáng quý là: Bé Thủy là một cô bé có tấm lòng nhân hậu biết quan tâm và yêu thương mọi người .

Câu 6. (1đ) HS nêu được nhân vật mình thích và giải thích được lí do mà mình thích

Ví dụ: Trong câu chuyện em thích nhất nhân vật bé Thủy vì : Bé Thủy là một cô bé nhân hậu biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác

Câu 7. HS điền đúng mỗi ý cho 0,25 điểm

Lạnh lẽo - Đ

Lạnh lùng - S

Lạnh buốt - Đ

Lạnh nhạt - S

Câu 8(1đ): Viết được câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển.

Ví dụ : Em bé chạy lon ton theo mẹ.( nghĩa gốc)

Xe chạy băng băng trên đường.( nghĩa chuyển)

Câu 9: (0,5đ) : HS điền được cặp kết từ thích hợp cho câu.

VD: Tuy bão to nhưng cây không bị đổ.

Câu 10(1,0đ): Viết được câu 2-3 câu có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ nói về món quà sinh nhật có ý nghĩa với em nhất.

Câu 11(0,5đ): HS đặt được tên khác cho câu chuyện .

VD: Quà sinh nhật; Món quà thật ý nghĩa.

B. KIỂM TRA VIẾT(10 điểm).

Đề bài : Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe

Tiêu chuẩn cho điểm

Điểm

a. Mở đầu: Giới thiệu khái quát về câu chuyện( tên câu chuyện, tác giả….) và nêu ấn tượng chung về câu chuyện

1 điểm

b. Triển khai:

- Kể tóm tắt ND câu chuyện

- Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện...

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện

1 điểm

2 điểm

2 điểm

c. Kết thúc: Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em

1 điểm

- Chữ viết, chính tả: Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng.

1 điểm

`- Dùng từ, đặt câu: Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.

1 điểm

- Bài viết có sự sáng tạo: Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa ….

1 điểm

Cộng

10 điểm

* Lưu ý:

- ĐIỂM TOÀN BÀI = (KIỂM TRA ĐỌC + KIỂM TRA VIẾT): 2

- Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10(mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.; chỉ làm tròn điểm 1 lần

II. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

Cây mây đầu ngõ

Cây mây đầu ngõ

Mọc từng bụi nhỏ

Gai góc đầy mình

Quả mọc linh tinh

Thành chùm trĩu nặng.

Những ngày trời nắng

Mẹ thường chặt mây

Tước một rổ đầy

Thân mây tước nhỏ

Đem phơi khô nó

Đan giỏ, đan nia.

Tuổi thơ thấm thía

Trốn ở bụi mây

Gai mây chọc đầy

Xước da, xước áo.

Mẹ về, mếu máo

Sợ bị mắng to

Nhưng mẹ lại lo

Hơn là trách mắng.

Mây giờ ít lắm

Bụi rậm ngày xưa

Giờ thành tường gạch

Vừa cao vừa sạch

Hết buổi ban trưa

Đi tìm nhau nữa

Nhớ hoài muôn thuở

Một thời tuổi thơ.

Theo Thư Linh

Câu 1 (0,5 điểm). Cây mây ở đầu ngõ nhà bạn nhỏ được miêu tả như thế nào?

  1. Thân mây trơn, nõn nà và mọc thành từng bụi rậm.
  2. Thân mây nhỏ, quả mọc linh tinh thành từng chùm.
  3. Mọc theo từng bụi, thân nhiều gai và quả mọc thành chùm.
  4. Thân mây trơn và nhỏ, quả nhiều gai và mọc thành từng chùm.

Câu 2 (0,5 điểm). Mẹ bạn nhỏ chặt mây, đem phơi khô để làm gì?

  1. Để đan giỏ, đan nia.
  2. Để làm thành roi mây.
  3. Để đan rổ.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ lại sợ bị mẹ mắng?

  1. Vì buổi trưa trốn mẹ đi chơi cùng các bạn.
  2. Vì đã chặt cây mây của mẹ để làm đồ chơi.
  3. Vì bị gai mây chọc đầy người xước da, xước áo.
  4. Vì ngã vào bụi mây bị gai mây chọc xước da, xước áo.

Câu 4 (0,5 điểm). Bụi mây ở đầu ngõ ngày xưa và bây giờ khác nhau như thế nào?

  1. Ngày xưa mây mọc thành từng bụi nhỏ, bây giờ mây mọc thành từng bụi to.
  2. Ngày xưa quả mây mọc linh tinh, bây giờ quả mây mọc thành từng chùm.
  3. Ngày xưa mây mọc thưa thớt, bây giờ mây mọc thành từng bụi.
  4. Ngày xưa mây mọc nhiều thành từng bụi, bây giờ mây mọc ít.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu thơ sau:

Lặng im, yên ắng, vắng lặng

a.

Nhà …………. tiếng chân đi rất nhẹ

Gió từng hồi trên mái lá ùa qua

(Theo Bằng Việt)

b.

Cái trống ………….

Nghiêng đầu trên giá

c.

Trên thung sâu ………..

Những đài hoa thanh tân.

Uống dạt dào mạch đất

Đang kết một mùa xuân

(Theo Trần Lê Văn)

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu văn sau:

a. Mặt trời ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. (Tô Hoài)

b. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. (Vũ Tú Nam)

c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. (Mai Văn Tạo)

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Hãy viết bài văn tả cảnh quê hương nơi em sống.

2. Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST

III. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

1. Đề thi Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

GẤP GIẤY (trích)

Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại.

- Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi.

- Dạ có ạ. - Cả lớp học đồng thanh.

Thầy Đa-vít gật đầu tán thành. Sau đó, thầy tiếp tục gấp đôi mảnh giấy.

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều

- Nào, còn gấp được nữa không các em?

- Dạ, gấp được ạ. - Cả lớp hô vang.

Thầy Đa-vít cười nhẹ, tỏ vẻ đồng ý, rồi thầy lại từ từ gấp tiếp mảnh giấy. - Bây giờ thì sao?

- Dạ, vẫn gấp được nữa ạ.

Sau những tiếng trả lời rôm rả của học trò, thầy Đa-vít cứ gấp tiếp, gấp tiếp... đến khi tờ giấy A4 ban đầu đã trở thành một cục nhỏ và chắc chắn, thầy thong thả bước xuống bục giảng và bảo: “Bây giờ, em nào có thể gấp tiếp cục giấy này cho thầy nào!”. Lớp học chợt sôi động, thi nhau xung phong lên gấp giấy cho thầy. Thế nhưng, kết quả là cục giấy ấy cứng đờ và không thể gấp lại được nữa.

Lúc bấy giờ, thầy mới ôn tồn giảng giải: “Các em thấy không, khi chỉ là một tờ giấy, các em có thể thỏa sức gấp nó. Thế nhưng, khi đã có nhiều nếp giấy gấp lại rất chắc chắn, như cục giấy trên tay thầy đây, các em sẽ không thể làm gì được nữa. Cũng giống như trong cuộc sống, nếu các em làm việc gì đó một mình, thì sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu ta chung sức, đồng lòng, thì chúng ta sẽ là một khối đoàn kết giành được mọi chiến thắng.”.

Thầy vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay rào rào thán phục và cảm ơn bài học đáng quý của thầy.

Theo Nhung Ly

Câu 1 (0,5 điểm). Khi bước lên bục giảng, thầy Đa-vít đã có hành động gì?

  1. Thầy gấp tờ giấy A4 trở thành một cục nhỏ.
  2. Thầy phát cho mỗi bạn học sinh một tờ giấy A4.
  3. Thầy rút từ trong túi sách ra một tờ giấy A4 và gấp đôi lại.
  4. Thầy hỏi các bạn học sinh tờ giấy trên tay thầy còn gấp được không.

Câu 2 (0,5 điểm). Thầy Đa-vít đã gấp được gì từ tờ giấy A4?

  1. Một cục giấy nhỏ cứng đờ, không gấp lại được nữa.
  2. Thầy Đa-vít không gấp được gì từ tờ giấy A4 đó.
  3. Một cục đá nhỏ cứng đờ, rất chắc chắn.
  4. Một cục giấy to, tròn và rất chắc chắn.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao các bạn nhỏ không thể gấp được cục giấy của thầy Đa-vít?

  1. Vì cục giấy đó đã tạo thành một khối, cứng đờ, rất chắc chắn.
  2. Vì các bạn nhỏ không biết cách gấp cục giấy đó.
  3. Vì cục giấy đó rất to, cứng và chắc chắn.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao thầy Đa-vít lại bảo các bạn nhỏ tiếp tục gấp giấy hộ thầy?

  1. Vì thầy bị đau tay nên không gấp được.
  2. Vì thầy muốn các bạn được trải nghiệm gấp giấy.
  3. Vì thấy muốn dạy các bạn nhỏ cách giải một bài toán khó.
  4. Vì thầy muốn dạy các bạn nhỏ về sự đoàn kết trong cuộc sống.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Khoanh vào đại từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì.

a. Các bạn ở đây

Ai giúp một tay

Cày bừa ruộng đất?

(Võ Quảng)

b. Mẹ cho con mấy quyển vở ạ?

Câu 6 (2,0 điểm) Muốn tra nghĩa của từ cắm trong từ điển, em làm thế nào? (Đánh số thứ tự các bước vào ô trống)

☐ Đọc nghĩa của từ cắm

☐ Chọn từ điển phù hợp

☐ Tìm từ cắm

☐ Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ C

☐ Đọc ví dụ để hiểu nghĩa và cách dùng từ cắm

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ “Tiếng chổi tre”.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

2. Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều

IV. Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án (các năm)

Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 gồm tuyển tập rất nhiều đề thi Có đáp án các năm. Tuy nhiên do hạn chế về trình bày nên HoaTieu.vn chỉ minh họa một số đề trong bài viết này. Các bạn có thể tải file về máy để xem toàn bộ nội dung.

1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1

Ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1

Số

TT

Mạch kiến, thức kĩ năng

Số câu &

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản:

– Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

– Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

– Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

– Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

2

2

3

8

Câu số

1, 2

3,4

5, 6, 7

Số điểm

1

1

1,5

4

2

Kiến thức Tiếng Việt:

– Hiểu nghĩa của từ, phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; xác định cấu tạo câu; biết đặt câu theo yêu cầu.

Số câu

1

2

1

1

7

Câu số

8

9, 10

11

12

Số điểm

0,5

1,5

0,5

1

3

Tổng

Số câu

3

2

2

3

1

1

12

Số điểm

1,5

1

1,5

1,5

0,5

1

7

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1

TRƯỜNG TH........

LỚP: 5 ………….

HS…………………………………

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 20... – 20...

MÔN: Tiếng Việt LỚP 5

(Thời gian 90 phút - Không kể thời gian giao đề)

Phần 1: Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.

II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm)

QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi hoặc làm bài tập:

Câu 1: (0,5 điểm) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

A. Về nhà
B. Vào rừng
C. Ra vườn

Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

A. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ
B. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước
C. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền

Câu 3: (0,5 điểm) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng
B. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng
C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại

Câu 4: (0,5 điểm) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú
B. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích
C. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga

Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?

A. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng
B. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng
C. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi

Câu 6: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?

A. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi
B. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch
C. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch

Câu 7: (0,5 điểm) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?

A. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén
B. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi
C. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót

Câu 8: (0,5 điểm) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
B. Một làn gió rì rào chạy qua.
C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.

Câu 9: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?

A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga/ Tiếng lành đồn xa
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng/ Giọng cô dịu dàng, âu yếm
C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch/ Chè thiếu đường nên không ngọt

Câu 10: (1 điểm) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. ..............................................................................................................................................

Câu 11: (0,5 điểm) Xác định cấu tạo ngữ pháp (TN, CN – VN) của câu sau:

Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.

..............................................................................................................................................

Câu12: (1điểm) Em hãy viết một câu có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

B. PHẦN VIẾT: (40 phút)

a. Viết chính tả: (2 điểm).

GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 15 phút.

Công nhân sửa đường.

Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.

b. Tập làm văn: (8 điểm).

3. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

* Nội dung kiểm tra:

  • HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 từ tuần 1 đến tuần 9 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
  • HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì.

* Cách đánh giá, cho điểm:

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

B

B

A

C

B

B

C

B

C

Câu 10: Mỗi từ đúng được 0,5 điểm

Vd: la, hét, hót, gào….

Câu 11: Đúng được 0,5 điểm

“ Loang loáng trong các lùm cây , những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại .”
TN CN VN

Câu 12: Đặt câu đúng yêu cầu, rõ ý được 1 điểm.

B. PHẦN VIẾT:

1. Viết chính tả: (2 điểm).

Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa…) thì trừ 0,25 điểm. Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: (8 điểm).

Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả.

Tuỳ mức độ, GV cho điểm.

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 số 2

Ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

MÔN Tiếng Việt CUỐI KÌ I LỚP 5

Mạch kiến thức

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Đọc hiểu VB

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

-Trả lời các câu hỏi xoay quanh nội dung bài đọc.

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nhân vật trong chuyện.

- Nêu những việc mình đã làm thể hện lòng nhân ái với mọi người

Số câu

1

1

1

1

3

1

Câu số

1

2

3

4

1,2, 3

4

Số điểm

1

1

1

1

3

1

2. KT TV

- Đại từ

- Quan hệ từ

-Từ đồng nghĩa và viết đoan văn ngắn với từ đồng nghĩa

Số câu

1

1

1

1

2

Câu số

5

6

7

5

6,7

Số điểm

1

1

1

1

2

Tổng

Số câu

2

1

1

1

1

1

4

3

Số điểm

2

1

1

1

1

1

4

3

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I – LỚP 5

NĂM HỌC: 20... - 20...

MÔN: TIẾNG VIỆT

A. KIỂM TRA VIẾT: (45 phút)

1. Bài viết :15 phút

Bài “Mùa thảo quả” Viết đoạn: (từ Thảo quả trên rừng ...đến lấn chiếm không gian) (Tiếng Việt 5 tập1- trang113)

2. Tập làm văn: (30 phút)

Đề bài: Gia đình là cái nôi của tình yêu thương, là nơi mà bạn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay ấm áp của người thân. Em hãy tả một người thân trong gia đình em.

B. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Đọc thầm và làm bài tập:(20 phút)

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn ông không vướng vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH

Câu 1: Thầy thuốc trong bài có tên là gì ? (M1-1 điểm)

A. Thượng Hải Lãn Ông. B. Lãn Ông Hải Thượng.

B. Hai Thượng Lan Ông. D. Hải Thượng Lãn Ông.

Câu 2: Chi tiết thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ là: (M2-1 điểm)

  1. Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền.
  2. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó.
  3. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.
  4. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.

Câu 3: Nội dung bài đọc? ( M3 - 1đ)

  1. Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu của Hải Thượng Lãn Ông.
  2. Ca ngợi nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
  3. Ca ngợi tài năng, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
  4. Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

Câu 4: Qua câu chuyện, Em học được điều gì ở Hải Thượng Lãn Ông? Nêu việc em đã làm thể hiện lòng nhân ái của mình đối với mọi người?

Câu 5: Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” (M1-1 điểm)

A. Người bệnh.

B. Tôi.

C. Người.

D. Thầy thuốc.

Câu 6: Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. ( M2- 1điểm)

Tìm cặp quan hệ từ trong câu trên, quan hệ từ đó thể hiện mối quan hệ gì?

Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa với từ “nhân ái” rồi viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ vừa tìm được? (M3- 1 điểm)

2. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 17. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ theo yêu cầu (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1

I. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, chữ viết sạch đẹp.. ( 2 điểm)

- Học sinh viết mắc từ 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 1 điểm.

GV căn cứ vào bài viết của HS để trừ cho phù hợp.

2. Tập làm văn:(8 điểm) (25 phút)

* Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm.

Mở bài: Giới thiệu được người em định tả. (Mở bài tự nhiên: 1điểm)

Thân bài: (Tả được ngoại hình, hoạt động và tính cách của nhân vật: 3điểm)

Tả ngoại hình:

- Tuổi tác

- Dáng người

- Gương mặt, mái tóc,.hàm răng, đôi mắt, nụ cười….

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Tả tính tình

- Tả hoạt động.

I Kết bài: 1điểm

  • Nêu tình cảm của mình với người định tả.

+ Bố cục bài rõ ràng: 1 điểm

+ Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả rõ ràng sạch sẽ. 0.5 điểm

+ Diễn đạt ý trọn vẹn. 0.5 điểm

+ Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật, đưa cảm xúc vào làm cho bài văn sinh động : 1điểm

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.( 7; 7,5; 6; 6,5; 5;.....)

II. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

5

Ý đúng

D

C

D

B

Điểm

1

1

1

1

Câu 4: 1 điểm (Học sinh nêu được mỗi ý : 0,5 điểm)

- Học tập Hải thượng Lãn Ông nhân cách cao thượng lòng nhân ái, giúp đỡ mọi người......

- Việc em đã làm thể hiện lòng nhân ái với mọi người: VD:

+ Quyên góp tiền mua tăm ủng hộ người mù.

+ Ủng hộ sách , vở dồ dùng học tập, quần áo cho các bạn vùng lũ. ….

Câu 6: 1 điểm (Học sinh nêu được mỗi ý : 0,5 điểm)

- Quan hệ từ: Chẳng những – mà còn.

- Biểu thị quan hệ tăng tiến.

Câu 7: 1 điểm (Học sinh làm được mỗi ý : 0,5 điểm)

- VD: nhân hậu, nhân từ…

- Mẹ em là người rất nhân hậu. Mẹ luôn quan tâm tới mọi người. Trong xóm em, ai gặp khó khăn mẹ đều tận tình giúp đỡ. Cả xóm em ai cũng yêu quý mẹ.

2. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 100 chữ trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Tập 1. Sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (kiểm tra từng cá nhân)

* Cách đánh giá, cho điểm: (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng biểu cảm : 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không sai quá 5 tiếng) 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm

* Lưu ý:

- Giáo viên cần chấm điểm linh hoạt. (Với những học sinh đọc chậm nhưng đọc đúng, trừ điểm tốc độ đọc, cho điểm phần đọc đúng). Tuỳ theo mức độ đánh giá điểm cho phù hợp.

- Điểm của bài kiểm tra là điểm trung bình cộng của bài kiểm tra đọc và kiểm tra viết, được làm tròn theo nguyên tắc:

+ Từ 0,5 điểm trở lên mới làm tròn thành 1 điểm. Không cho điểm 0 và điểm thập phân.

3. Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3

Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

4. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án số 4

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án

5. Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 số 5

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án

6. Đề thi kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 5 số 6

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án

7. Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 số 7

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án

8. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối HK1 số 8

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023

Trên đây là Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 được biên soạn mới nhất theo chương trình năm học mới. Thầy cô và các em cùng tải về máy để thuận tiện khi tham khảo. Trong quá trình tải đề thi, nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với HoaTieu.vn để được giải đáp sớm nhất có thể.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Học tập của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
78 29.274
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Thưởng Trần

    Có thể cho mình đề cuối tiếng  việt cho và nhận để mình làm


    Thích Phản hồi 04/01/24
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng