Câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ 2024

Câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ gồm câu hỏi và đáp án cho 4 phần thi Tìm hiểu luật giao thông đường bộ: thi chào hỏi, phần thi trả lời nhanh, thi tiểu phầm về chủ đề An toàn giao thông, thi vấn đáp. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.

Câu hỏi tìm hiểu luật giao thông bao gồm các câu hỏi lý thuyết và biển báo hiệu giao thông, câu hỏi tình huống hỏi-đáp giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn tập, nắm vững được các kiến thức cơ bản về Luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Các bạn có thể tham khảo và sưu tầm để làm tổ chức cuộc thi trong ngày hội trường tổ chức chương trình cho học sinh tìm hiểu về an toàn giao thông.

1. 30 câu hỏi - đáp pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ

I. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Câu 1: Hành vi chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

Câu 2: Hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 3: Hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 4: Hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm p, q khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Câu 5: Hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 6: Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm a, b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 7: Hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Câu 8: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Câu 9: Hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

Câu 10: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Câu 11: Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

II. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Câu 12: Hành vi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt.

Câu 13: Hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 14: Hành vi không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ và chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm i, k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ và chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 15: Hành vi chở theo 03 người trên xe trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chở theo 03 người trên xe trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 16: Hành vi bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 17: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 18: Hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Câu 19: Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm e, g khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 20: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 21: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Câu 22: hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

Câu 23: hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Câu 24: hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

III. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Câu 25: Hành vi không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định; Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm a,b khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định; dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước.

Câu 26: hành vi dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm m khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông.

Câu 27: hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b, đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Câu 28: Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Câu 29: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Câu 30: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm c, d Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

2. Bộ câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ số 1

Câu 1. Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?

A. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

B. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

C. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

D. Tất cả các hành vi trên

Đáp án: d (khoản 9, 10, 11 điều 8 Luật GTĐB 2008)

Câu 2. Luật giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải tuân thủ quy tắc nào sau đây?

A. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định.

B. Phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

C. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

D. Tất cả các quy tắc trên

Đáp án d (điều 9, Luật GTĐB 2008)

Câu 3. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?

A. Giấy đăng ký xe

B. Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ

C. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

D. Tất cả các giấy tờ trên

Đáp án d (điều 58, Luật GTĐB 2008)

Câu 4. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

a.Từ 100.000 đến 200.000 đồng

b.Từ 200.000 đến 300.000 đồng

c.Từ 300.000 đến 400.000 đồng

d.Từ 400.000 đến 500.000 đồng

Đáp án: a(điểm i, khoản 3, điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

Câu 5. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trường hợp nào các xe được phép vượt vào bên phải?

A. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

B. Khi xe điện đang chạy giữa đường;

C. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái

được.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: d (khoản 4, Đ.14 Luật GTĐB 2008)

Câu 6. Luật Giao thông đường bộ quy định các trường hợp nhường đường khi tránh nhau như thế nào?

A. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;

B. Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

C. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: d (khoản 2, Đ. 17 Luật GTĐB 2008)

Câu 7. Người có Giấy phép lái xe hạng A1 Được điều khiển loại xe nào?

A. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3đến dưới 175 cm3

B. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3đến dưới 180 cm3

C. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3đến dưới 185 cm3

D. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3đến dưới 250 cm3

Đáp án: a (điểm a khoản 2 điều 59 Luật GTĐB 2008)

Câu 8. Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi nào sau đây:

A. Đi xe dàn hàng ngang; Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

B. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác v à chở vật cồng kềnh;

C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh; hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

D. Tất cả các hành vi trên

Đáp án: d (khoản 3, điều, 30 Luật GTĐB 2008)

Câu 9. Người đi bộ khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi nào sau đây?

A. Vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy;

B. Mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn.

C. Gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án d (khoản 4, điều 32, Luật GTĐB 2008)

Câu 10. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì sau đây:

A. Bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

B. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

C. Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

D. Tất cả trách nhiệm trên

Đáp án d (Khoản 2, điều, 38 Luật GTĐB 2008)

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

3. Bộ câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ số 2

PHẦN 1
THI CHÀO HỎI
GIỚI THIỆU VỀ THỰC HIỆN ĐẢM BẢO TRẬT TỰ ATGT CỦA ĐƠN VỊ MÌNH

(Thời gian 5 - 7 phút)

CÂU HỎI TÌM HIỂU LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

PHẦN B: PHẦN THI “TRẢ LỜI NHANH”

(Mỗi câu đúng 5 điểm – Thời gian trả lời mỗi câu hỏi không quá 1 phút)

Nhóm 1: (10 câu hỏi)

Câu 1. Em hãy kể thứ tự tên các loại xe ƣu tiên đi trước xe khác khi đi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào đi tới?

Đáp án: Điều 22 – Luật GTĐB 2008

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

Câu 2. Khi gặp một đoàn xe hoặc một đoàn người có tổ chức thì người lái xe có được phép cho xe chạy cắt ngang hay không?

Đáp án: Không được phép

Câu 3: Tuổi tối thiểu đối với người điều khiển xe gắn máy có dung tích dưới 50cm3 là bao nhiêu?

Đáp án: 16 tuổi (Khoản 1, Điều 60 – Luật GTĐB 2008)

Câu 4. Hãy cho biết hình dạng màu sắc và ý nghĩa của biển báo nguy hiểm? Khi gặp biển báo nguy hiểm người tham gia giao thông phải làm gì?

Đáp án: Hình tam giác viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Khi gặp biển báo nguy hiểm người tham gia giao thông phải cho xe giảm tốc độ đến mức không nguy hiểm để phòng ngừa tai nạn.

Câu 5. Khi tham gia giao thông, người đi bộ phải thực hiện quy tắc giao thông nào?

Đáp án: (Điều 32 – Luật GTĐB 2008)

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Câu 6. Hãy cho biết có mấy nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ? Kể tên?

Đáp án: 5 nhóm (Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm; Biển báo hiệu lệnh;

Biển báo chỉ dẫn và biển báo phụ).

Câu 7. Người điều khiển xe, mô tô vi phạm các hành vi sau sẽ phạt bao nhiêu tiền?

- Không có giấy phép lái xe

- Sử dụng giấy phép lái xe không rõ cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

Đáp án: Theo khoản 5, Điều 24 Nghị định 71/2012/NĐ-CP thì bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ xe trong thời hạn 7 ngày.

Câu 8. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm những gì? Nếu nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Đáp án: Bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.

Nếu vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt từ 200.000đ – 400.000đ (Điểm c, Khoản 4, Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP).

Câu 9. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Đáp án: (Điểm c, Khoản 3, Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Câu 10. Khi điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông cần phải có những loại giấy tờ gì?

Đáp án:

Khi điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông cần phải có những loại giấy tờ sau đây:

- Giấy phép lái xe (nếu điều khiển xe mô tô)

- Giấy đăng ký xe mô tô, xe gắn máy.

- Giấy chứng nhận BHTNDS còn hiệu lực có liên quan đến xe mình đang đi.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
69 64.600
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo