Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của trường THCS

Mẫu bản quy chế chi tiêu nội bộ của trường THCS

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của trường THCS để bạn đọc cùng tham khảo và có thể lập được bản quy chế chi tiêu nội bộ cho trường mình nhé.

Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM …
CỦA TRƯỜNG THCS …..

(Ban hành kèm theo Quyết định số: ……… ngày ... tháng … năm … của Hiệu trưởng trường THCS ……)

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ chức năng nhiệm vụ và số biên chế đã được giao sẽ bố trí cán bộ viên chức phù hợp với nhiệm vụ được giao

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Điều 2. Mục tiêu:

- Đổi mới cơ chế quản lý về biên chế và kinh phí do nhà nước cấp. Không ngừng thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của cấp trên giao.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí.

- Nâng cao hiệu quả công tác, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

- Sử dụng tài sản công đúng mực đích. Có hiệu quả

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Không tăng biên chế, trừ trường hợp điều chỉnh chỉ tiêu biên chế .

- Không tăng kinh phí, trừ trường hợp điều chỉnh biên chế đã giao, tăng do điều chỉnh lương tối thiểu.

- Không vượt quá chế độ quy định hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quyết định và phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.

- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, viên chức.

- Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp.

- Thực hiện thảo luận rộng rãi, công khai dân chủ.

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nội dung về biên chế và định mức thu chi

1. Về biên chế: Biên chế cơ quan thực hiện theo biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (bao gồm biên chế, hợp đồng 68/2000/NĐ-CP)

2. Được quyết định sắp xếp, phân công cán bộ, viên chức theo vị trí công việc để đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan

3. Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí

3.1. Ngân sách cấp: Đơn vị được Ngân sách nhà nước cấp khoán chi kinh phí chi thường xuyên bao gồm tiền lương và tính chất như lương, chi hoạt động

3.2. Các nguồn thu khác:

- Thu học phí: Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông công lập, dạy nghề học sinh phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2020 – 2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Mức thu học phí: 35.000đ/hs/tháng.

Số tiền thu được phải nộp vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc để Kho bạc kiểm soát chi.

Hồ sơ miễn, giảm học phí lưu trữ theo theo đúng quy định.

-Thu học phí dạy thêm: Theo Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 8/8/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa quy định về tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm

Mức thu thoả thuận giữa phụ huynh và nhà trường là100.000đ/hs/môn/th (đối với môn học 4 tiết/tuần), 50.000đ/hs/môn/tháng (đối với môn học 2 tiết/tuần)

Tất cả các khoản thu trên phải đưa vào báo cáo quyết toán kịp thời, khi kết thúc năm học phải có bảng tổng hợp thu, định kèm danh sách từng lớp.

Hồ sơ miễn, giảm học phí lưu trữ theo theo đúng quy định.

4. Các khoản chi của đơn vị:

4.1. Chi thanh toán cá nhân

Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng thi đua, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, trà nước, tàu xe nghỉ phép thanh toán theo chế độ quy định, trợ cấp khó khăn (nếu Nhà nước có chế độ cải cách tiền lương hoặc thay đổi chế độ chi cho con người đề nghị cấp bổ sung kế hoạch.)

Thanh toán phụ cấp làm thêm giờ theo Thông tư số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Hợp đồng thỉnh giảng giáo viên thực hiện theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo “ Ban hành quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục”.

Thanh toán chế độ khen thưởng học sinh ưu tú theo Nghị Quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 28/6/2012 của hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về một số chế độ học bổng và khen thưởng học sinh, sinh viên.

Chi tiền trà nước trong giờ làm việc đối với CB-GV-CNV được thanh toán theo thực tế nhưng không quá tối đa đối với trường hạng 2 là 300.000đ/ tháng. Quyết toán hóa đơn chứng từ hợp lệ, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

4.2. Chi hàng hóa, dịch vụ:

4.2.1. Chi thanh toán dịch vụ công cộng

Chi điện, nước chi theo thực tế sử dụng nhưng phải thực hiện hết sức tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong đơn vị (khi ra khỏi phòng không làm việc phải tắt điện)

4.2.2. Các khoản chi vật tư văn phòng:

Văn phòng phẩm văn phòng, vật rẻ tiền mau hỏng hết sức tiết kiệm khi sử dụng

Máy vi tính chỉ sử dụng vào công việc chung

Máy photocopy chỉ thực hiện photocopy tài liệu theo nhiệm vụ của đơn vị, không photocopy văn bản, tài liệu cho bên ngoài và các nhu cầu cá nhân của cán bộ công chức (hạn chế sao những văn bản chỉ có giá trị một lần nên chuyền nhau đọc)

4.2.3. Chi về thông tin liên lạc:

- Điện thoại:phải hết sức tiết kiệm cho từng công việc, nghiêm cấm sử dụng điện thoại của nhà trường để gọi cho người thân, giao trách nhiệm cho văn thư quản lý theo dõi và báo cáo hàng tháng cho Hiệu trưởng để biết và xử lý những trường hợp sai phạm.

- Báo chí:được sử dụng chung, để tại tủ sách đơn vị.

Báo Giáo dục thời đại

Báo nhân dân

Báo thiếu niên tiền phong hoặc báo tiền phong

4.2.4. Công tác phí: Thực hiện theo Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 06/12/2017 về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Căn cứ tính chất đặc thù, tình hình thực tế của đơn vị và kinh phí quy định mức chi công tác phí như sau:

- Mức khoán tự túc phương tiện đi công tác: Cách trụ sở cơ quan đến nơi công tác từ 15 km trở lên được thanh toán tiền xe như sau: Theo định mức 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác

- Đi công tác theo phương tiện xe ôtô, tàu hoả: Đối với lãnh đạo đi tàu hoả (ghế nằm mềm điều hoà) đối tượng còn lại đi tàu hoả (ghế ngồi mềm điều hòa, ghế nằm cứng điều hòa)

Căn cứ chứng từ để thanh toán: Là giấy đi đường có kê số km đã thực đi đối với khoán tự túc phương tiện đi; đối với những nơi có phương tiện vận tải ô tô hành khách, tàu hoả thì phải có vé xe, vé tàu, giấy đi đường để làm căn cứ thanh toán,

Đi công tác từ 5 km đến dưới 10 km thì được thanh toán từng lượt đi trong ngày và thanh toán theo số ngày thực tế đi công tác.

Đi công tác từ 10 km thì được thanh toán 1 lượt đi và phụ cấp lưu trú(phải có giấy triệu tập)

- Phụ cấp lưu trú:

+ Phụ cấp lưu trú trong tỉnh:(áp dụng đối với các trường hợp mà khoảng cách từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác 10 km trở lên)

* Đi công tác 1 ngày:

Đi công tác hai huyện miền núi (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh) 100.000đ/ngày/người

Đi công tác các địa phương còn lại 80.000đ/ngày/người

* Đi công tác trong ngày:(đi và về trong ngày) đối với Khánh Sơn Khánh Vĩnh 80.000đ/ngày/người, vùng còn lại 60.000đ/ngày/người.

* Đi công tác 1 buổi: 30.000đ/buổi/người

+ Phụ cấp ngoài tỉnh:

Đi công tác thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố đô thị loại 1 thuộc tỉnh: 200.000đ/ngày/người

Đi công địa phương còn lại: 150.000đ/ngày/người

- Thuê phòng nghỉ

+ Thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán:

Đi công tác quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán 400.000đ/ngày/người.

Đi công tác các huyện, thị xã thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương, tại thị xã, thành phố (trừ thành phố loại 1) thuộc tỉnh, mức khoán 300.000đ/ngày/người.

Vùng còn lại gồm các huyện thuộc tỉnh 250.000đ/ngày/người, trong tỉnh 150.000đ/ngày/người

+ Thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hóa đơn thực tế (có hoá đơn hợp pháp.

Đi công tác quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán 800.000đ/ngày/người.

Vùng còn lại 500.000đ/ngày/2 người/phòng.

* Ghi chú: trường hợp đi công tác một mình, hoặc đoàn công tác có người lẻ hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán thuê phòng riêng theo tiêu chuẩn 2 người/ phòng

Trường hợp do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày hoặc do đăng ký phương tiện đi lại từ 18-> 24 giờ cùng ngày thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm (bao gồm cả hình thức thanh toán khoán và thanh toán theo hóa đơn thực tế) tối đa bằng 50% mức khoán thanh toán phòng tương ứng

Thủ quỹ đi rút tiền tại Kho Bạc thì được tính lưu trú 01 buổi

-Kế toán khi đi công tác kết hợp đi nhiều nơi thì được tính lưu trú 01 buổi

* Điều kiện không thanh toán công tác phí: Chứng từ không đầy đủ, hợp lệ, thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ với cán bộ đi học hoặc biệt phái.

4.2.5. Kinh phí đào tạo của cán bộ công chức:

Thực hiện theo Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 09/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài Được Lãnh đạo ký Quyết định cho phép đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Hồ sơ thanh toán đúng quy định.

* Ghi chú: Chỉ được thanh toán tài liệu khi có hóa hóa đơn của trường đào tạo viết (không thanh toán các tài liệu phô tô bên ngoài)

Sau một đợt học người được cử đi học phải lập giấy đề nghị thanh toán, kèm theo hoá đơn chứng từ đầy đủ và chậm nhất 7 ngày kể từ khi kết thúc đợt học (nếu sau 7 ngày kế toán không nhận hồ hơ thanh toán)

4.2.6. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành:

Chi in ấn, sách tài liệu chuyên môn; chi văn phòng phẩm giáo viên: THCS 200.000/lớp/năm(bao gồm giấy bút soạn giảng, phấn viết bảng, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân) nếu khoán văn phòng phẩm thì Hiệu Trưởng ra quyết định mức khoán cụ thể, nếu trường mua văn phòng phẩm cấp phát thì phải có hóa đơn hợp lệ và danh sách nhận hiên vật. Tuy nhiên không vượt quá định mức đã nêu.

Tổ chức các hội thi được cơ quan quản lý nhà nước các cấp có thẩm quyền quyết đinh: Hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi làm đồ dùng dạy học, thi học sinh giỏi đối với THCS…. Mức chi 30% của cấp huyện theo Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 và Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc quy đinh mức chi cho các hoạt động của ngành (trường hợp có nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng 1 ngày thì được hưởng một mức cao nhất)

Chi khen thưởng tổ chức các hội thi Mức chi 30% của cấp huyện theo Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 và Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc quy địnhmức chi cho các hoạt động của ngành

Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi THCS theo Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 về việc quy định mức chi cho các hoạt động của ngành (65.000đồng x 50% =32.500đồng/tiết)

Tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường, hội thao…, mức chi 8.000đ/năm x số học sinh hiện có của đơn vị)

Tập luyện HKPĐ dự thi cấp huyện 52.000đ/ tiết (4%x mức lương tối thiểu chung 1.300.000 đồng) thời gian không quá 20 ngày/ môn, mỗi buổi không quá 4 tiết và mỗi ngày không quá 6 tiết.

Cơ sở để làm căn cứ thanh toán gồm kế hoạch, quyết định phân công, dự trù kinh phí, quyết định khen thưởng, sổ đầu bài dạy bồi dũng hoặc tập luyện và các hóa đơn chúng từ theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.

Chi bồi dưỡng tiết thực hành, trang phục cho giáo viên thể dục theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡngng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. Cụ thể:

- Chế độ bồi dưỡng tiết thực hành: 1% lương tối thiểu chung (1.300.000 x 1% = 13.000đồng/tiết), chi trả cùng thời điểm trả lương hàng tháng.

- Chế độ trang phục.

+ Đối với giáo viên dạy chuyên trách môn thể dục

* Bộ áo thể thao dài tay: 02 bộ/năm x số tiền x số người

* Dày thể thao: 02 đôi/năm x số tiền x số người

* Đôi tất: 04 đôi/năm x số tiền x số người

* Áo thể thao ngắn tay: 04 áo/năm x số tiền x số người

(Trường phải lấy 03 bảng báo giá, hàng chất lượng Việt Nam sản xuất để làm căn cứ đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ và 03 bản báo giá được lưu theo quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm)

Cơ sở để thanh toán là hóa đơn đúng quy định,danh sách ký nhận hiện vật

- Chế độ trang phục Tổng phụ trách các trường tiểu học và THCS.

Thực hiện theo công văn số 92/PGDĐT ngày 13/03/2012 của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc kinh phí trang phục cho giáo viên làm công tác đội.

Mức chi: 400.000đồng/ người/02 năm

Quy định đồng phục cho giáo viên làm công tác đội bao gồm (Vải quần màu sậm; vải áo Thanh niên Việt Nam; giày ba ta hoặc dép có quai hậu; mũ và phù hiệu)

Cơ sở để thanh toán là hóa đơn đúng quy định,danh sách ký nhận hiện vật

Chi mua đồ dùng hóa chất, thiết bị, sách thư viện phục vụ cho công tác dạy và học (có lập trong phương án tài chính năm ngân sách)

4.3. Chi khác:

Hỗ trợ tết, kỷ niệm lễ 30/4, 2/9: 1.300.000đ/người (tết 1.000.000/người)

Chi trà nước, chi mời cơm tiếp khánh tối đa 50.000đ/người/ngày (hóa đơn hợp lệ); chi trang trí tổ chức hội nghị cán bộ công chức 500.000 đồng, chi nước uống hội nghị 5.000 đồng/người/ ngày

4.4. Chi hỗ trợ giải quyết việc làm: Chi cho cán bộ, công chức, nghỉ việc (nếu có)

4.5 Chi về học phí:

Chi cải cách tiền lương 40%

60% để lại tại đơn vị được sử dụng bao gồm chi phụ cấp làm thêm giờ, chi

dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, vật tư văn phòng, nghiệp vụ chuyên môn,sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm tài sản…

4.6. Chi về dạy thêm học thêm:

Chi nộp thuế thu nhập cơ quan 2% (theo quy định)

98% đơn vị thụ hưởng chi tiết như sau:

Chi thù lao cho Giáo viên giảng dạy 85%

Chi cho công tác quản lý dạy thêm bao gồm chuyên môn và hành chính 9%

Chi in ấn biên lai và thu,viết biên lai 1%

Số còn lại 5 % chi cho điện nước và sửa chữa CSVC

4.7. Tài sản cố định và tài sản công cụ dụng cụ lâu bền:

+ Sửa chữa tài sản: khi tài sản có sự cố, hư hỏng người trực tiếp sử dụng phải báo cho lãnh đạo để biết và có đề xuất kế hoạch sửa chữa.

Chi hợp đồng bảo trì phần mềm kế toán HCSN, Báo cáo khách hàng, phần mềm tài sản.

+ Mua sắm tài sản cố định - Công cụ dụng cụ lâu bền: Thực hiện mua sắm tài sản theo Tông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định về việc sử dụng nguồn vốn ngân sách để mua sắm thường xuyên của đơn vị nhà nước.

+ Quản lý tài sản:Mỗi Cán bộ công chức phải có ý thức bảo vệ tài sản chung trong cơ quan. Cuối năm Thủ trưởng phải ra quyết định thành lập ban kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ để kiểm kê (phát hiện thừa, thiếu kịp thời xử lý) và tổng hợp biểu mẫu theo đúng quy định.

CHƯƠNG III: PHÂN PHỐI THU NHẬP TỪ NGUỒN TIẾT KIỆM

Điều 5. Nguồn tiết kiệm được phân bổ như sau:

70% dành để bổ sung tăng thu nhập trực tiếp cho cán bộ viên chức lao động

20% chi phúc lợi.

10% khen thưởng.

Điều 6. Về phân phối thu nhập:

Để phân phối công bằng, động viên những người tích cực trong công tác đem lại hiệu quả và nâng cao chất lượng công việc, đánh giá đúng mức độ đóng góp, việc phân phối thu nhập được xác định theo hệ số thành tích như sau:

- Xếp loại A (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ)

Hiệu trưởng : hệ số 1,2

Phó Hiệu trưởng: hệ số 1,15

Còn lại: hệ số 1,1

- Xếp loại B (hoàn thành tốt nhiệm vụ)

Hiệu Trưởng: hệ số 1,15

Phó hiệu trưởng: hệ số 1,05

Còn lại: hệ số 1

- Xếp loại C (hoàn thành nhiệm vụ)

Hiệu trưởng: hệ số 1

Phó Hiệu trưởng: hệ số 0,8

Còn lại: hệ số 0,7

Điều 7. Nội dung chi quỹ khen thưởng, phúc lợi từ nguồn tiết kiệm (30%).

1.Quỹ khen thưởng (10%)

Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất động viên cho tập thể, cá nhân theo kết

quả công việc và thành tích đóng góp có những sáng kiến cải tiến mang lại hiệu quả cao (như thưởng đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh, hội thi cán bộ quản lý giỏi cấp huyện, tỉnh, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, tỉnh…) ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của luật thi đua khen thưởng. Định mức chi khen thưởng như sau:

*Khen thưởng các hội thi (GV):

- Hội thi GVDG, GVCN giỏi, cán bộ quản lý giỏi, làm đồ dùng dạy học…:+ Cấp trường: Mức chi bằng 30% mức chi cấp huyện theo Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 và Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định mức chi cho các hoạt động ngành, cụ thể như sau:

Cá nhân đạt xuất sắc hoặc giải nhất: 156.000đ/giải

Cá nhân đạt giỏi, tốt hoặc gải nhì: 126.000đ/giải

Cá nhân đạt giải ba: 93.000đ/giải

Cá nhân đạt giải khuyến khích: 63.000đ/giải

+ Cấp huyện: (định mức chi tỉ lệ 35% của cấp huyện theo Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/09/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định mức chi cho các hoạt động ngành Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 16/08/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc điều chỉnh Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/09/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa quy định mức chi cho các hoạt động ngành)cụ thể như sau:

Cá nhân đạt xuất sắc hoặc giải nhất: 182.000đ/giải

Cá nhân đạt giỏi, tốt hoặc gải nhì: 147.000đ/giải

Cá nhân đạt giải ba: 108.500đ/giải

Cá nhân đạt giải khuyến khích: 73.500đ/giải

+ Cấp tỉnh: (định mức chi tỉ lệ 40% của cấp tỉnh theo Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/09/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định mức chi cho các hoạt động ngành Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 16/08/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc điều chỉnh Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 26/09/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa quy định mức chi cho các hoạt động ngành Giáo dục và Đào tạo)cụ thể như sau:

Cá nhân đạt xuất sắc hoặc giải nhất: 260.000đ/giải

Cá nhân đạt giỏi, tốt hoặc gải nhì: 208.000đ/giải

Cá nhân đạt giải ba: 156.000đ/giải

Cá nhân đạt giải khuyến khích: 104.000đ/giải

- Cá nhân hoặc tổ, nhóm tham gia huấn luyện, chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh đi thi các Hội thi cấp huyện và cấp tỉnh đạt thành tích (thi HSG, thi HKPĐ, thi hùng biện tiếng anh… ):

Đạt giải cấp huyện: 150.000đ/người

Đạt giải cấp tỉnh: 250.000đ/người

- Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao, có thành tích xuất sắc trong năm học thì mức chi khen thưởng bằng 25% mức lương tối thiểu/học kỳ.

* Tuỳ theo tình hình dư quỹ khen thưởng cuối năm của trường, mức chi khen thưởng có thể thay đổi so với định mức quy định.

2. Chi quỹ phúc lợi: (20%)

Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể như: Hỗ trợ các hoạt động phong trào đoàn thể, hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (ngày 8/3, ngày 20/11, 22/12, ngày tết thiếu nhi, trung thu, tết nguyên đán…)

Trợ cấp khó khăn đột xuất, chi mua đồng phục cơ quan, chi khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, viên chức của cơ quan.

Tặng quà cho cán bộ hưu trí; nghỉ mất sức; chi hiểu, hỷ; thăm hỏi ốm đau của cơ quan

Chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi.

+ Chi tặng quà Tết Nguyên Đán cho cán bộ về hưu, CB.GV.CNV: 200.000đ/người/năm

+ Chi mua quà Tết thiếu nhi (Tết Trung thu) cho con em CB.GV.CNV: 20.000đ/em/đợt.

+ Chi hỗ trợ các hoạt động phong trào (hoạt động phong trào 08/3,26/3,20/10…): 250.000đ/phong trào

+ Chi thăm hỏi CB.GV.CNV ốm đau nằm viện, tang chế tứ thân phụ mẫu: 100.000đ/người.

+ Chi tặng quà cho CB.GV.NV nhân ngày nhà giáo Việt Nam: 100.000đ/người

+ Chi hỗ trợ tiền ăn và nước uống cho HS đi thi HKPĐ cấp huyện vòng cụm: tiền ăn: 20.000đ/hs/ngày, nước uống: 3.000đ/ngày/hs.

Thanh toán: Chứng từ chi đầy đủ hợp lệ.

* Tuỳ theo tình hình dư quỹ phúc lợi cuối năm của trường, mức chi cho các hoạt động phúc lợi có thể thay đổi so với định mức quy định.

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7.Công đoàn cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế này.

Điều 8. Giao cho Kế toán có trách nhiệm theo dõi thực hiện quy chế này, tổng hợp những vướng mắc phát sinh báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị giải quyết kịp thời.

Điều 9.Quy chế này đã được thông qua cuộc họp hội đồng trường ngày 03 tháng 3 năm 2018. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề chưa phù hợp, các bộ phận tham gia ý kiến trình Thủ trưởng đơn vị và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU TRƯỞNG

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 4.632
0 Bình luận
Sắp xếp theo