Mẫu đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản
Mẫu đơn tố giác về việc làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản là gì? Mẫu đơn tố giác về việc làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Mẫu đơn tố giác về việc làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản
1. Định nghĩa mẫu đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản là gì?
Mẫu đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản là mẫu đơn được lập ra để tố giác về việc làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung tố giác...
2. Mẫu đơn tố giác về việc làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản
Hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau: lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này có quan hệ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dổi:
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tín đó là sự thật. Hành vi lừa dối như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (đưa sai, đưa thiểu, đếm thiểu v.v..).
Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:
Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối.
Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lễ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiểu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận.
Người nào lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu VNĐ trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
b) Đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 (tội cướp tài sản), điều 169 (tội tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), điều 171 (Tội cướp giật tài sản), điều 172 (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), điều 175 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
c) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản trộm cắp là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu văn bản chấp thuận nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
Mẫu tờ trình xin lắp điện 3 pha
Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế
Mẫu số 126/HS: Biên bản hỏi cung bị can
Mẫu đơn tố cáo kế toán sai phạm
Mẫu danh sách huấn luyện kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực kinh doanh khí
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến