Mẫu đơn tố cáo bán hàng giả

Mẫu đơn tố cáo việc bán hàng giả là gì? Mẫu đơn tố cáo việc bán hàng giả gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Định nghĩa mẫu đơn tố cáo bán hàng giả là gì?

Mẫu đơn tố cáo bán hàng giả là mẫu đơn được lập ra để tố cáo về việc bán hàng giả. Mẫu đơn nêu rõ nội dung tố cáo, thông tin người làm đơn...

2. Mẫu đơn tố cáo về việc bán hàng giả

Mẫu đơn tố cáo bán hàng giả

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau:

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

PHÂN TÍCH TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI DANH SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ:

** Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đứng đắn.

** Sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký , hoặc nhái lại kiểu dnasg của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền,.... Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

**Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tôi phạm nếu số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

** Tội này được quy định bởi 3 khung hình phạt:

- Khung 1: quy định khung hình bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt từ 01 năm đến 05 năm quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

- Khung 2: quy định khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm quy định tại Khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 3: quy định khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm quy định tại Khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

** Trường hợp, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.240
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi