Mẫu công văn đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ

Mẫu công văn đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ là gì? Mẫu công văn đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu công văn đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ là gì?

Mẫu công văn đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ là mẫu bản công văn được lập ra để ghi chép về việc đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, lý do bỏ quỹ...

2. Mẫu công văn đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ

Mẫu công văn đề nghị bỏ quỹ bảo trì đường bộ

Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.

Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:

a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;

b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

d) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.

Quỹ bảo trì đường bộ là Quỹ của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước, hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận, bao gồm Quỹ trung ương và Quỹ địa phương.

Nghị định 18/2012/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 56/2014/NĐ-CP quy định như sau về nguồn hình thành Quỹ bảo trì đường bộ:

"Điều 5. Nguồn hình thành Quỹ

1. Phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm:

a) Phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô);

b) Phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là mô tô) sau khi đã trừ đi phần nộp vào ngân sách địa phương để Ủy ban nhân dân cấp xã đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi là Chương trình xây dựng nông thôn mới).

2. Ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho Quỹ: ngân sách trung ương cấp bổ sung cho Quỹ trung ương; ngân sách cấp tỉnh cấp bổ sung cho Quỹ địa phương.

3. Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, nguồn hình thành Quỹ bảo trì đường bộ bao gồm:

+ Phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Các loại phương tiện phải đóng loại phí này là: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy;

+ Ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho Quỹ;

+ Các nguồn khác theo quy định của pháp luật

Trong đó, nguyên tắc phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ cho Quỹ trung ương và Quỹ địa phương như sau:

+ Phí sử dụng đường bộ thu được đối với mô tô được nộp vào ngân sách địa phương để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và bổ sung vào Quỹ địa phương.

Trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương trong từng thời kỳ, HĐND cấp tỉnh quyết định dành toàn bộ hoặc tỷ lệ phân chia nguồn phí thu được đối với mô tô giữa phần nộp vào ngân sách địa phương để cấp chi cho UBND cấp xã để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và phần bổ sung Quỹ địa phương. Việc xác định tỷ lệ phân chia phải cân đối giữa nhu cầu đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và yêu cầu về quản lý bảo trì hệ thống đường địa phương; phù hợp với tình hình thu chi ngân sách địa phương và đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đúng quy định, hiệu quả.

+ Phí sử dụng đường bộ thu được đối với ô tô phân chia cho Quỹ trung ương 65%, cho các Quỹ địa phương 35%

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 159
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi