Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 7 giảm tải theo công văn 4040
Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 7 giảm tải theo công văn 4040 của Bộ giáo dục nhằm chuẩn bị thời khóa biểu lớp 7 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều trường phải dạy học trực tuyến online.
Nội dung điều chỉnh Vật lý lớp 7 theo công văn 4040
UBND HUYỆN .......... TRƯỜNG THCS .......... | KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Vật lí - Lớp 7 Tổng số: 36 tiết (36 tuần) HK I: 18 tiết (18 tuần) HK II: 17 tiết (17 tuần) |
Học kì I
Tuần | Tiết | Chủ đề/tên bài dạy | Yêu cầu cần đạt (kiến thức, kĩ năng) | Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid | Ghi chú |
1-3 | 1 - 3 | Chủ đề 1: Sự truyền ánh sáng Bài 1: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng. Bài 2: Sự truyền ánh sáng. Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng. | 1. Kiến thức: - Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. - Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì. - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 2. Kĩ năng: - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,... - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại bằng cách vận dụng định luật phản xạ ánh sáng. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý. - Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng, đường đi của tia phản xạ trên gương phẳng. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. - Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm. - Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề. - Năng lực sáng tạo: ứng dụng định luật phản xạánh sáng đểđổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn. | Bài 2: Sự truyền ánh sáng. (Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc) Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. (Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc) | Hiểu nguồn sáng là các vật phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt to. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở cấp THCS đều được hiểu là vật sáng. Không yêu cầu giải thích các khái niệm môi trường trong suốt, đồng tính, đẳng hướng. Chỉ xét các tia sáng thẳng. |
4-7 | 4 - 7 | Chủ đề 2: Ảnh của một vật tạo bởi các gương Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Bài 6: Thực hành và kiểm tra thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Bài 7: Gương cầu lồi Bài 8: Gương cầu lõm Bài 9: Tổng kết chương I: Quang học | 1. Kiến thức: - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi. - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 2. Kĩ năng: - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. - Giải thích được ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý. - Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi các gương. Dựng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. - Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm. - Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề.Tóm tắt được nội dung kiến thức trong chương bằng sơ đồ tư duy. - Năng lực sáng tạo: Dựa vào đặc điểm mỗi gương để có ứng dụng phù hợp. | Bài 6: Thực hành và kiểm tra thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Cả bài. Học sinh tự thực hiện) | Không xét đến ảnh thật tạo bởi gương cầu lõm. |
8 | 8 | Ôn tập | 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại kiến thức, hệ thống hóa lại kiến thức của chủ đề sự truyền ánh sáng và ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 2. Kĩ năng: Luyện tập cách vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 3.Thái độ:Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: a)Năng lực được hình thành chung : Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý : - Năng lực kiến thức vật lí; Năng lực phương pháp thực nghiệm; Năng lực trao đổi thông tin;Năng lực cá nhân của HS | ||
9 | 9 | Kiểm tra giữa học kì | 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh theo các chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra. - Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay. | - Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra. - Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra. - Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận. - Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm. | |
10-15 | 10-15 | Chủ đề 3: Âm học Bài 10: Nguồn âm. Bài 11: Độ cao của âm. Bài 12: Độ to của âm. Bài 13: Môi trường truyền âm. Bài 14: Phản xạ âm. Tiếng vang. Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn. Bài 16: Tổng kết chương II: Âm học | 1. Kiến thức: - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. - Nêu được nguồn âm là một vật dao động. - Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ. - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ. - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ. - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. - Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. - Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. - Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. 2. Kĩ năng: - Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,... - Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm. - Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn. - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. - Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý. - Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được các các thuộc tính của âm thanh; tiến hành được thí nghiệm để xác định được các môi trường truyền âm. Khái quát hóa để rút ra kết luận phản xạ âm, ô nhiễm tiếng ồn. - Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm. - Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề. Tóm tắt được nội dung kiến thức trong chương bằng sơ đồ tư duy. - Năng lực sáng tạo: Có thể tạo ra một số nhạc cụ đơn giản; đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cụ thể. - Năng lực giao tiếp: Sử dụng đúng thuật ngữ âm cao, âm thấp, âm to, âm nhỏ theo tần số và biên độ dao động. | Bài 10: Nguồn âm. (Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc) Bài 11: Độ cao của âm. (Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc) Bài 12: Độ to của âm. (Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc) | Ở lớp 7, chân không được hiểu là khoảng không gian không có hơi và khí |
16 | 16 | Kiểm tra cuối học kì | 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh theo các chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra. - Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay. | - Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra. - Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra. - Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận. - Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm. | |
17-18 | 17-18 | Ôn tập | 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm. |
Học kì II
Tuần | Tiết | Chủ đề/tên bài dạy | Yêu cầu cần đạt (kiến thức, kĩ năng) | Nội dung điều chỉnh | Ghi chú |
19 - 22 | 19 - 22 | Chủ đề 4: Sự nhiễm điện. Dòng điện. Sơ đồ mạch điện Bài 17:Sự nhiễm điện do cọ xát. Bài 18: Hai loại điện tích. Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện. Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại. Bài 21: Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. | 1. Kiến thức: - Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. - Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. - Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,... - Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy. - Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. - Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. - Nêu được quy ước về chiều dòng điện. 2. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. - Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. - Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. - Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý. - Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được các vật có thể nhiễm điện do cọ xát. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể. - Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm, vẽ được sơ đồ mạch điện cho thí nghiệm. - Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề. - Năng lực sáng tạo: Có thể cọ xát để làm cho một số vật nhiễm điện và cho chúng hút vật khác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí. | Bài 18: Hai loại điện tích. (Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: Học sinh tự đọc) (Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc).
| Không yêu cầu HS nêu được vật nào mang điện dương, vật nào mang điện âm trong thí nghiệm cọ sát hai vật. Không yêu cầu giải thích bản chất của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Ví dụ: Khi bóc vỏ nhựa bọc miệng chai nước khoáng thì mảnh vỏ nhựa được bóc ra dính vào tay. Không yêu cầu HS giải thích electron tư do trong kim loại là gì. Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, một bóng đèn, dây dẫn, công tắc. |
23-24 | 23-24 | Chủ đề 5: Các tác dụng của dòng điện Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
| 1. Kiến thức: - Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện. 2. Kĩ năng: - Lắp ráp một số mạch điện đơn giản. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, vận dụng giải thích các hiện tượng về điện. - Rèn kĩ năng vẽ mạch điện. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý. - Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được các tác dụng của dòng điện. - Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm. - Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề. - Năng lực sáng tạo: Biết làm các thí nghiệm về một vài tác dụng của dòng điện ở mức độ đơn giản. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí. | Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. (Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc) Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện. (Mục IV. Vận dụng: Học sinh tự đọc)
| |
25 | 25 | Ôn tập | 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học về Sự nhiễm điện. Dòng điện. Sơ đồ mạch điện; Các tác dụng của dòng điện. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm. |
| |
26 | 26 | Kiểm tra giữa học kì | 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh từ chủ đề Sự nhiễm điện. Dòng điện. Sơ đồ mạch điện; Các tác dụng của dòng điện theo các chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra. - Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay. | - Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra. - Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra. - Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận. - Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm. | |
27-28 | 27-28 | Chủ đề 6: Các đại lượng điện Bài 24: Cường độ dòng điện. Bài 25: Hiệu điện thế Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
| 1. Kiến thức: - Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì. - Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. - Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. - Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. - Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện. - Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý. - Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được tác dụng của dòng điện càng mạnh khi cường độ của nó càng lớn. Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm. - Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí. - Năng lực giao tiếp: Đưa ra được lập luận một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó. | Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. (Mục II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước: học sinh tự đọc). (Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc) | Không yêu cầu HS phát biểu định nghĩa cường độ dòng điện. Hiệu điện thế còn được gọi là điện áp. |
29-32 | 29-32 | Chủ đề 7: Đo các đại lượng điện - An toàn điện Bài 27: Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp. Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song. Bài 29: An toàn khi sử dụng điện. | 1. Kiến thức: - Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song. - Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. - Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người. 2. Kĩ năng: - Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. - Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý. - Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm. - Ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song, mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. Giới hạn nguy hiểm và một số quy tắc an toàn điện. - Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm. - Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. Quy tắc an toàn điện. Tóm tắt được nội dung kiến thức trong chương bằng sơ đồ tư duy. - Năng lực tự học: Rút ra được kiến thức từ nội dung thực hành. - Năng lực giao tiếp: Lập được bảng mô tả số liệu thực hành và tiến hành thí nghiệm tương tự. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí. | Chỉ xét đoạn mạch gồm hai bóng đèn. | |
33 | 33 | Kiểm tra cuối học kì | 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh theo các chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra. - Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay. | - Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra. - Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra. - Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận. - Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm. | |
34-35 | 34-35 | Ôn tập | 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì II. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm. |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
Kế hoạch giáo dục môn Ngữ Văn lớp 7 giảm tải theo công văn 4040
Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc lớp 7 giảm tải theo công văn 4040
Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 7 giảm tải theo công văn 4040
Kế hoạch giáo dục môn Lịch sử lớp 7 giảm tải theo công văn 4040
Kế hoạch giáo dục môn Toán lớp 7 giảm tải theo công văn 4040
- Chia sẻ:Trang Nguyễn
- Ngày:
Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 7 giảm tải theo công văn 4040
117 KB 28/09/2021 9:15:15 SAGợi ý cho bạn
-
TOP 5 Đơn xin vào học lớp 1 năm 2024-2025 đúng tuyến, trái tuyến
-
Bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2024
-
Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm 2024 và cách chấm
-
Mẫu biên bản học sinh vi phạm kỷ luật 2024
-
Câu hỏi trắc nghiệm giáo lý hôn nhân công giáo có đáp án 2024 mới nhất
-
Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2024
-
Mẫu thẻ học sinh 2024
-
Bài thu hoạch thăng hạng giáo viên mầm non hạng III
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 2 - Tất cả các môn
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Mỹ thuật
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Lịch báo giảng và theo dõi thiết bị dạy học lớp 2 - Tuần 6
Mẫu biên bản nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của giáo viên 2024
Kế hoạch giảm tải Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969
Bài thu hoạch quy chế dân chủ trong trường tiểu học
Đáp án trắc nghiệm module 9 môn Giáo dục thể chất
Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến