Đáp án tem bưu chính 2024 - 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính

Cuộc thi Sưu tầm tem bưu chính năm 2024 với chủ đề 70 Năm Chiến Thắng Lịch Sử Điện Biên Phủ Qua Con Tem Bưu Chính đã chính thức được phát động đến đông đảo các em thiếu nhi trên toàn quốc (từ 9-15 tuổi). Bài dự thi tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 về chủ đề "70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua tem bưu chính" sẽ dịp để các em tìm hiểu kĩ hơn những cánh tem thư về Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trận đánh lịch sử của dân tộc.

Đáp án câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024

Sau đây là chi tiết đáp án câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024, mời các em cùng tham khảo.

Đáp án cuộc thi tem bưu chính 2024 mới nhất

Để xem chi tiết đáp án cuộc thi tem bưu chính 2024, mời các bạn tham khảo tại đây.

Mẫu tem vẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu tem vẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu tem vẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu tem vẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu tem vẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu tem vẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu tem vẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Giới thiệu bộ tem Chiến thắng Điện Biên Phủ

Dưới đây là các bộ tem kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ do Bưu chính Việt Nam phát hành:

1. Bộ Tem “Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Là bộ tem bưu chính đầu tiên về đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ được phát hành vào tháng 10/1954, chỉ sau thời điểm diễn ra sự kiện 5 tháng. Bộ tem được thiết kế bởi họa sĩ Bùi Trang Chước, gồm 4 mẫu tem khuôn khổ 45mm x 33mm, có chung hình ảnh thể hiện trên tem là hình tượng người chiến sĩ Điện Biên đứng hiên ngang trên nóc hầm Tướng De Castries; được thay màu và đổi giá với các giá mặt tem lần lượt là 10 đồng, 50 đồng, 150 đồng và 0,6 kg thóc.

 Bộ Tem “Chiến thắng Điện Biên Phủ”

2. Bộ Tem “Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

Gồm 4 mẫu tem và 1 blốc tem phát hành ngày 7/5/1964, với tổng giá mặt bộ tem là 66 xu do họa sĩ Trần Lương thiết kế. Được in offset hai màu với các mẫu tem “Kéo pháo”, “Bao vây Mường Thanh”, “Phá bom nổ chậm” và “Điện Biên ngày nay” của bộ tem bưu chính này vừa tái hiện lại hình ảnh về chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa vừa phản ánh không khí của Điên Biên thời điểm 10 năm sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Riêng mẫu blốc của bộ tem “Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” được in offset nhiều màu và kích thước 107mm x 75 mm.

2. Bộ Tem “Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

3. Bộ Tem “Kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

bộ tem này gồm 2 mẫu tem “Quyết chiến, quyết thắng” và “Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên”, được in offset 3 mầu, ghép đôi theo hàng ngang; với đề tài kỷ niệm thắng lợi của quân và dân ta tại “lòng chảo” Điện Biên năm 1954; được thiết kế bởi họa sĩ Trần Huy Khánh và phát hành vào ngày 7/5/1974; tổng giá mặt của bộ tem là 24 xu.

3. Bộ Tem “Kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

4. Bộ tem thứ tư “Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Gồm 7 mẫu tem khuôn khổ 44mm x 33 mm và 1 mẫu blốc tem kích thước 100mm x 110mm, có tổng giá mặt bộ tem là 30 đồng, phát hành ngày 7/5/1984. Được thiết kế bởi họa sĩ Huy Toàn, cùng với blốc tem “Bộ chỉ huy và bản đồ mặt trận”, các mẫu tem của bộ tem bưu chính này đã tái hiện lại những hình ảnh tiêu biểu, điển hình nhất trong quá trình quân và dân ta chiến đấu và giành chiến thắng tại chiến trường Điện Biện Phủ, từ “Họp Bộ chỉ huy mặt trận”, đến “Hành quân ra trận”, “Dân công hỏa tuyến”, “Kéo pháo” cho tới “Bắn rơi máy bay địch”, “Đánh chiếm cứ điểm” và “Trên nóc hầm De Castries”.

4. Bộ tem thứ tư “Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến mẫu tem “Ngày 7/5/1954” trong bộ tem “Kỷ niệm những ngày lịch sử” do họa sĩ Ngô Mạnh Lân thiết kế, được phát hành ngày 10/4/1984. Mẫu tem thể hiện thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quân phục cùng hình ảnh các chiến sĩ quân đội nhân dân VN phất cao lá cờ chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một điểm đặc biệt, bộ tem “Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” là bộ tem duy nhất trong số các bộ tem bưu chính về chiến thắng Điện Biên Phủ được in tại Cuba.

5. Bộ Tem “Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

Do Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) phát hành vào ngày 7/5/1994. Bộ tem gồm 2 mẫu tem khuôn khổ 43mm x 24 mm, có các giá mặt tem là 400 đồng và 3.000 đồng. Bộ tem được họa sĩ Trịnh Quốc Thụ tập trung thể hiện các hình ảnh “Kéo pháo vào mặt trận” và “Mừng chiến thắng”; ngoài ra, bên góc trái mỗi mẫu tem đều có hình ảnh Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên. Tem được in offset 3 màu tại Xí nghiệp in tem Bưu điện.

5. Bộ Tem “Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

Vào ngày 10/9/1996, mẫu tem “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” giá 8.000đ do họa sĩ Nguyễn Thị Sâm thiết kế đã được phát hành. Với hình ảnh nhiều chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường được kết nạp Đảng ngay tại chiến hào như mẫu tem vẽ tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Sáng.

6. Bộ Tem “Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

Do nữ họa sĩ Vũ Kim Liên thiết kế, được phát hành vào ngày 4/5/2004. Bộ tem đánh dấu tròn 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 2 mẫu tem và 1 blốc tem, có tổng giá mặt 13.800 đồng, tập trung khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Điện Biên năm xưa cùng không khí của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước tại mảnh đất Điện Biên những năm đầu thế kỷ 21. Phát hành kèm theo bộ tem bưu chính này còn có 2 phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC) có kích thước 180mm x 110mm và 2 bưu thiếp cực đại (Maxicard) kích thước 150mm x 100mm.

6. Bộ Tem “Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”

7. Bộ Tem “Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)”

Do họa sỹ Tô Minh Trang (thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, gồm 1 mẫu tem có giá mặt 3.000 đồng. Tem được in tại Công ty TNHH một thành viên In tem Bưu điện bằng phương pháp in offset. Được thiết kế theo phong cách đồ họa hiện đại, thể hiện hình ảnh Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh hoa Ban - loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Hình ảnh Tượng đài và những bông hoa Ban đang khoe sắc trên nền bầu trời trong xanh và bức phù điêu về chiến dịch Điện Biên Phủ trong khu vực Cụm tượng đài Điện Biên Phủ thể hiện chiến thắng vĩ đại trong niềm khát khao về tương lai hòa bình của cả dân tộc.

7. Bộ Tem “Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)”

Đáp án câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017

Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Đáp án: Tới nay Bưu điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỉ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Câu 2: Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của bộ đội và du kích được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới đây.

Đáp án câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017

Ba con tem thể hiện hình ảnh của ba người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là: Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu.

1. Nguyễn Viết Xuân: Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên nay thuộc Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong vòng 10 năm. Tháng 11 năm 1952 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương đơn vị ông chiến đấu với không quân của đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964 trong trận chiến không quân với Hoa Kỳ ở phía tây Quảng Tây, ông bị máy bay địch bắn bị thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ cộng sự và làm chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!"

- Trong đời binh nghiệp, ông từng làm chinh sát thuộc C3, Đoàn 99, kế đó là tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi chính chị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận ông mang quân hàm thiếu úy, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325 quân khu 4.

Hiện hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên.

2. Nguyễn Văn Trỗi: (hay còn gọi là Tư Trỗi). Là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Geneve gia đình anh vào miền nam sinh sống. Lớn lên anh làm thợ điện tại nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964 anh được huấn luyện cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).

- Ngày 2 tháng 5 năm 1964 anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho 1 đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.

- Chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự và kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh nhưng sau khi Michael Smolen được thả thì Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.

3. Võ Thị Sáu: Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu có cha tên là Võ Văn Hợi và mẹ là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đot, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Năm 14 tuổi chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, tại trận chiến đất đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Tòa án binh Pháp kết tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sự biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành hình, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn đang ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo.

Ngảy 2 tháng 3 năm 1993, chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị.

Câu 3: Em hãy cho biết sự khác biệt giữa 2 mẫu tem sau đây.

Đáp án câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017

Đáp án: - Tem thứ 1:

+ Là con tem bưu chính

+ Bên dưới có ghi số 12

- Tem thứ 2:

+ Là con tem thương binh

+ Bên dưới có ghi chữ "Bưu chính"

Câu 4: Em hãy lựa chọn các mẫu tem và kèm theo thuyết minh để giới thiệu về hình ảnh, tấm gương các Thương binh - Liệt sĩ hoặc các hoạt động tri ân của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với các gia đình Thương binh - Liệt sĩ, các gia đình có công với Cách mạng.

Đáp án câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh sinh năm 1910. Quê quán: xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm (nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), Hà Nội. Nhưng được sinh ra ở Vinh, tỉnh Nghệ An. Hồi còn đi học được thầy giáo Trần Phú dìu dắt và giác ngộ cách mạng.

Năm 1927, gia nhập Hội Hưng Nam (sau đổi thành Đảng Tân Việt); đầu năm 1929 thoát ly gia đình tham gia hoạt động. Năm 1930 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, được phân công phụ trách huấn luyện đảng viên ở Trường Thi - Bến Thủy rồi sang Hương Cảng (Trung Quốc), làm việc ở văn phòng chi nhánh Đông Dương của Quốc tế cộng sản. Ở đây đồng chí được Bác Hồ trực tiếp giáo dục và huấn luyện. Tháng 3/1930, sang hoạt động ở Hương Cảng. Bị đặc vụ Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam (1931 - 1933), nhờ Quốc tế cứu tế đỏ vận động mới được trả tự do. Ra tù, công tác ở Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng (8/1934).

Năm 1935, học tại Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva.

Năm 1936, về nước truyền đạt những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, được chỉ định làm bí thư Thành uỷ Sài Gòn và uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ.

Tháng 9 năm 1939 xứ ủy Nam kỳ chủ trương khởi nghĩa; họp xong về tới ngã 6 thì bị sa vào tay giặc cùng chồng là Lê Hồng Phong. Biết đồng chí là cán bộ quan trọng, địch dùng mọi cực hình để tra tấn nhưng vẫn không có kết quả; chúng đưa đồng chí về giam ở khám lớn Sài Gòn.

Ngày 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Quân thù dựa vào cớ đó để kết án đồng chí sau khi không khuất phục được người cộng sản quả cảm; bị thực dân Pháp kết án tử hình. Cùng với các đồng chí của mình đã hiên ngang vạch mặt kẻ thù và bát bỏ mọi lời buộc tội của chúng.

Đồng chí hy sinh ngày 28/8/1941 tại trường bắn Bà Điểm-Hóc Môn cùng với các đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Cừ. Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.

Câu 5: Em hãy viết cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu hoặc việc làm, hoạt động của thanh thiếu nhi giúp đỡ các gia đình Thương binh - Liệt sĩ, gia đình có công với Cách mạng hoặc công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương của em (bài viết trên khổ giấy A4 và không quá 1000 từ).

Hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già có công với cách mạng là một hoạt động giàu ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con người và lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp hòa bình độc lập của dân tộc. Hàng năm, cứ sắp đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 là địa phương em lại tổ chức một đợt hoạt động thiết thực, thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ. Đợt hoạt động năm trước em đã may mắn và vinh dự được tham gia. Buổi hôm ấy đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu đậm.

Đúng bảy giờ, em đã có mặt tại Nhà văn hóa xã Hòa Mỹ Tây, mặc áo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội chiếc mũ xanh tình nguyện. Rất đông người có mặt ở đây, nào là các cụ già từng đi bộ đội, các đoàn thể trong xã, hội cựu chiến binh, hội thương binh liệt sỹ, và không thể thiếu là thành phần trẻ chúng em - Những thanh niên tình nguyện.

Bắt đầu buổi lễ, bác Chủ tịch xã bắt đầu nêu lí do của buổi lễ, đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc, thống kê số lượng thương binh liệt sĩ của địa bàn xã. Sau khi buổi lễ kết thúc, tất cả mọi người bắt đầu đi thăm hỏi các gia đình thương binh, các bà mẹ của liệt sĩ. Thật sự trong lòng em cảm thấy thật tự hào và vui sướng khi được tham gia hoạt động bổ ích này. Tất cả mọi người chia ra làm hai nhánh, đến với hai hộ gia đình có người trong gia đình là thương binh - liệt sĩ.

Nhà đầu tiên chúng em đến là nhà của bác An, một gia đình có tới ba người đi bộ đội và hai người con của bác An đã hi sinh trên chiến trường. Khi chúng em bước vào nhà, bác An hết sức ngỡ ngàng và xúc động khi được những thế hệ trẻ như chúng em quan tâm và giúp đỡ bác. Chúng em trò chuyện với bác, hỏi về những ngày tháng trên chiến trường của bác, thật sự khi nghe những câu chuyện mà bác kể, chúng em mới thấu hiểu nỗi khổ nhọc và sự dũng cảm của người bộ đội đi kháng chiến. Kết thúc buổi trò chuyện, chúng em không có gì hơn, gửi bác một món quà nho nhỏ, chúc bác luôn có nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, hạnh phúc!

Tiếp đến chung em đi đến nhà bà Hiền, nhà bà có ông còn là thương binh, một cánh tay của ông đã gửi lại chiến trường. Vừa nhìn thấy ông bà, mọi người đã tíu tít chào hỏi. Ông Hiền, với cánh tay còn lại trịnh trọng bê ra một ấm trà xanh thơm mát mời mọi người. Tất cả mọi người, không ai bảo ai đều đồng thanh bảo ông để đó rồi làm xong mọi người sẽ uống. Và thế là bắt tay vào công việc luôn. Người vào trong nhà, với chiếc chổi quét mạng nhện dài, người mang chổi quét nhà, người quét sân, người hòa vôi quét lại tường, những người còn lại thì túa ra vườn, rẫy cỏ, dựng lại bờ rào... Người nào cũng như bị cuốn vào, làm việc một cách say sưa. Em còn nhỏ tuổi nên được phân công quét dọn trong nhà và đánh rửa lại bát đũa, cốc chén cho sạch. Chờ cho Bác Tiến quét mạng nhện xong, em lấy chổi, nhẹ nhàng đưa, thấp và dứt khoát. Mẹ em bảo làm như thế thì mới không làm bụi tung lên, làm bẩn đồ đạc và bay vào mọi người. Đây là căn nhà tình nghĩa được Nhà nước phối hợp với địa phương em xây dựng cho ông bà cách đây năm năm. Đó là một căn nhà mái bằng, không rộng lắm, mọi thứ giản dị nhưng khá tươm tất. Nhờ được tu sửa thường xuyên và lại được ông bà hết sức nâng niu nên giờ nhìn nó vẫn còn mới. Quét nhà xong, em múc một thau nước lớn, bê vào đặt trước hè và mang những cốc chén trong nhà ra rửa. Trong số những chiếc cốc mới, có một số chiếc cốc xem chừng có từ lâu lắm rồi. Em không giám hỏi nhưng chỉ thầm đoán đó hẳn là những kỉ vật mà ông bà giữ lại hồi chiến tranh. Em nhẹ nhàng cọ rửa từng chiếc một cố gắng cho khỏi va chạm. Bê chén cốc vào nhà, em lấy một chiếc giẻ ướt cẩn thận lau chùi lại bàn ghế, giường tủ cho sạch sẽ. Công việc đơn giản nhưng hoàn thành rất nhanh. Trong nhà mọi thứ cũng đã tươm tất. Em chạy ra ngoài, lăng xăng giúp đỡ mọi người: lấy hộ người này ít nước, cầm cho người kia cái xô, lấy gầu hót những chỗ rác đã được vun đống và thêm một việc nữa là "giám sát" không để cho ông bà Hiền làm bất cứ một việc gì. Nhìn cặp mắt của ông bà, em biết hai người đang xúc động nhiều lắm, em cũng thấy lòng mình hạnh phúc và ấm áp lạ lùng.

Mọi người vẫn hối hả làm viêc. Công việc vừa xong thì ánh nắng mặt trời cũng đã gay gắt. Mọi người lục đục đi vào trong nhà uống nước, nói chuyện. Ấm nước được chuyển bị từ sáng được bưng ra, lại thêm một rổ quả reo béo múp míp. Em nhanh tay rót nước mời mọi người. Trời nắng nên ai cũng nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn cười nói vui vẻ. Em ngồi im nghe các bác, các anh chị nói chuyện, chỉ biết mỉm cười nhưng lòng cũng cảm thấy đầy hạnh phúc. Ngày hôm nay, cũng giống như mọi người, em đã làm được một việc đầy ý nghĩa.

Ngày hôm đó là một ngày bổ ích, một ngày giúp chúng em hiểu hơn những người thương binh, những người với ý chí sắt thép và không ngại hiến dâng cả xương máu và tuổi thanh xuân vì đất nước. Những câu chuyện mà các bà, các ông, các cô các bác kể lại trong kháng chiến thật sự là những câu chuyện bổ ích và thiết thực mà chúng em được nghe, nó giúp chúng em luôn biết tự hào về dân tộc, về người dân ta, về những gì mà đất nước ta đã từng trải qua. Để rồi từ đó, chúng em luôn biết cố gắng phấn đấu, cố gắng vươn lên, luôn nỗ lực học tập không ngừng, trau dồi kiến thức, để góp phần xây dựng đất nược ngày một giàu đẹp hơn.

Đánh giá bài viết
18 6.738
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm