Câu hỏi cuộc thi "Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018"
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển về những nội dung cơ bản của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, làm cơ sở để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đồng thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật đến các tổ chức cá nhân liên quan, góp phần đưa các quy định của Luật sớm đi vào cuộc sống, ngày 4/5/2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018". Dưới đây là bộ câu hỏi đã được hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải.
Bài dự thi Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định
Bài dự thi tìm hiểu 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam
Quy chế Cuộc thi tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018
CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU LUẬT CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (30 Điểm)
Thí sinh lựa chọn 1 đáp án chính xác nhất trong 4 đáp án được Ban Tổ chức đưa ra, mỗi một câu trả lời chính xác được tính 02 điểm.
1. Vị trí của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
A. Là một trong các lực lượng vũ trang của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ.
B. Là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
trên biển.
C. Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, là một trong những lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
D. Là lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
A. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
C. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cấp cho có thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
D. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
3. Một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định là?
A. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ Quốc phòng.
B. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
D. Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về chính sách xây dựng và phát triển Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
A. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; có chính sách ưu tiên, tăng cường đầu tư để nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ bảo đảm cho Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ.
B. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam; ưu tiên đầu tư trang bị hiện đại, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho Cảnh sát biển Việt Nam.
C. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, đất đai, trụ sở, công trình cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam.
D. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam; bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, đất đai, trụ sở, công trình cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; ưu tiên đầu tư trang bị hiện đại, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nào dưới đây của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định?
A. Thu thập, tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường biển.
B. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
C. Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hoạt động trên biển; phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên các hải đảo, vùng biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hoà bình và ổn định trên các vùng biển.
6. Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
B. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
C. Thực hiện quyền trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức Việt Nam theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
D. Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
7. Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
A. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam; khi hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
B. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động từ đường cơ sở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; chủ trì phối hợp với các lực lượng hữu quan khác để thực hiện nhiệm vụ. Trong vùng nội thuỷ và các cảng biển, khi có yêu cầu, Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an nhân dân, các lực lượng Hải quan, Giao thông vận tải, Thuỷ sản, Dầu khí và các lực lượng khác để thực hiện nhiệm vụ.
D. Cảnh sát biển Việt Nam có phạm vi hoạt động từ nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và trên các địa bàn liên quan.
8. Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam không được dừng tàu, thuyền trong trường hợp nào dưới đây?
A. Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.
B. Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.
C. Theo đề nghị của cá nhân, tổ chức Việt Nam đang hoạt động trên biển về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền, phương tiện.
D. Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
9. Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được quyền nổ súng vào tàu thuyền để dừng tàu thuyền trong trường hợp nào dưới đây?
A. Tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trên có chở con tin.
B. Tàu bệnh viện của cơ quan đại diện tổ chức quốc tế WHO bị cướp quyền điều khiển, đối tượng phạm tội đang lái tàu đó cố tình đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.
C. Tàu thuyền đang chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu của Cảnh sát biển Việt Nam trước đó.
D. Tàu thuyền của cơ quan lãnh sự nước ngoài đang chở đối tượng vừa thực hiện hành vi cướp biển trên vùng biển Việt Nam.
10. Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được quyền nổ súng không cần cảnh báo trong trường hợp nào?
A. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó.
B. Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm.
C. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
D. Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
11. Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, trong trường hợp nào dưới đây cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự?
A. Trong các trường hợp đuổi bắt người và phương tiện trên biển, cấp cứu người bị nạn, phòng ngừa sự cố môi trường biển nghiêm trọng.
B. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng; tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
C. Trong trường hợp tình hình vi phạm an ninh, trật tự, an toàn trên biển có diễn biến phức tạp.
D. Trong trường hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
12. Nội dung hợp tác quốc tế nào dưới đây không được quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người, mua bán vũ khí trái phép, khủng bố, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh bất hợp pháp, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, khai thác hải sản bất hợp pháp và tội phạm, vi phạm pháp luật khác trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
B. Phòng, chống ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển; phòng, chống, cảnh báo thiên tai; hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
C. Tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương; tranh thủ tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác biển, trong đó chú trọng các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tri thức và đào tạo nguồn nhân lực.
D. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam.
13. Nguyên tắc phối hợp nào dưới đây không được quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
A. Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
B. Trên cùng một vùng biển, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.
C. Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
D. Các lực lượng khác khi thực hiện nhiệm vụ trên biển mà phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm thông báo, chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam hoặc các lực lượng chuyên ngành hữu quan khác để xử lý theo thẩm quyền. Cảnh sát biển Việt Nam hoặc các lực lượng chuyên ngành khác có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật cho lực lượng chuyển giao biết.
14. Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm có mấy cấp?
A. 02 cấp gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Đơn vị cấp cơ sở.
B. 03 cấp gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Đơn vị cấp cơ sở.
C. 04 cấp gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Đơn vị cấp cơ sở.
D. 05 cấp gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Đơn vị cấp cơ sở; các đơn vị trực thuộc đơn vị cấp cơ sở.
15. Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng; Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
B. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
C. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
D. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
PHẦN II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT (30 Điểm)
Thí sinh trả lời 03 câu hỏi do Ban Tổ chức đưa ra bằng bài viết (có ví dụ minh họa bằng tài liệu, hình ảnh). Mỗi câu trả lời được tính 10 điểm trong đó mở bài 02 điểm, nội dung 06 điểm, kết luận 02 điểm.
1. Đề nghị đồng chí nêu và phân tích quy định về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
2. Đề nghị đồng chí nêu và phân tích quy định về phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
3. Đề nghị đồng chí nêu quy định về các nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam và phân tích một nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
PHẦN III. CÂU HỎI TỰ LUẬN (30 điểm)
Thí sinh viết bài tự luận trong đó: đặt vấn đề 05 điểm; nội dung 10 điểm; kết luận 05 điểm; liên hệ chức trách, nhiệm vụ của bản thân 10 điểm.
1. Trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đề nghị đồng chí trình bày một bài tự luận (tối thiểu 1500 chữ) có nội dung liên hệ với quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7) và quy định về Nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam (Điều 10) trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
PHẦN IV. TRÌNH BÀY (10 điểm)
Điểm trình bày đẹp, công phu (10 điểm), trong đó bài thi được đầu tư, trình bày đẹp, công phu cả về nội dung và hình thức (03 điểm), có tranh ảnh minh họa (04 điểm), có chiều sâu về lý luận và thực tiễn (03 điểm).
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Quy chế Cuộc thi tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018
Gợi ý đáp án Cuộc thi tìm hiểu “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân nhân nhân Việt Nam anh hùng”
Câu hỏi cuộc thi "Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018"
Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc
Mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện
Thể lệ Cuộc thi viết "Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh" năm 2019
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến