Bài dự thi tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hoá - Thanh Hoá làm theo lời Bác 2022

Cuộc thi 75 năm Bác Hồ về thăm Thanh Hoá đã chính thức được phát động đến đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Sau đây là chi tiết thể lệ dự thi 75 năm Bác Hồ với Thanh Hóa cùng với gợi ý đáp án cuộc thi tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hoá - Thanh Hoá làm theo lời Bác 2022, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương Cuộc thi tìm hiểu “Lực lượng vũ trang Thanh Hoá 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Bài dự thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Cuộc thi trắc nghiệm trên internet “Tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác sẽ chính thức được bắt đầu từ 10 giờ ngày 3/1/2022 đến 9 giờ ngày 14/2/2022. Để tham gia dự thi các thí sinh truy cập www.75namngaybachovethamthanhhoa.vn/.

Đáp án Bác Hồ với Thanh Hoá 2022 - tuần 1

Câu 1…Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó…”. Lời khen ngợi trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong lần thứ mấy, vào năm nào khi Người về thăm Thanh Hóa ?

A. Lần thứ ba, năm 1960

B. Lần thứ hai, năm 1957Đáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

C. Lần thứ nhất, năm 1947

D. Lần thứ tư, năm 1961

Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, làm việc với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa lần thứ tư vào thời gian nào sau đây?

A. Từ ngày 08 đến 12/12/1961

B. Từ ngày 11 đến 12/12/1961

C. Từ ngày 10 đến 12/12/1961Đáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

D. Từ ngày 09 đến 12/12/1961

Câu 3. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng. Để ghi nhận thành tích đó, Hội đồng Nhà nước quyết định tặng Huân chương Sao Vàng cho cán bộ và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vào thời gian nào?

A. Ngày 08/3/1985

B. Ngày 06/3/1985

C. Ngày 07/3/1985Đáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

D. Ngày 09/3/1985

Câu 4. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức trọng thể Lễ đón nhận cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” do Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng cho quân và dân Thanh Hóa vào thời gian nào sau đây?

A. Ngày 23/4/1965

B. Ngày 21/4/1965

C. Ngày 24/4/1965

D. Ngày 22/4/1965Đáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

Câu 5. Trong lần thứ ba về thăm, làm việc với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Sầm Sơn và nghỉ tại địa điểm nào sau đây?

A. Đền Độc Cước

B. Đền Hoàng Minh Tự

C. Đền Cô TiênĐáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

D. Đền Tô Hiến Thành

Câu 6. Khi về thăm Thanh Hóa lần thứ nhất, ngày 20/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ chủ chốt của tỉnh ở đâu?

A. Xã Yên Trường, huyện Yên Định

B. Thị trấn Rừng Thông, huyện Đông SơnĐáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

C. Sân vận động tỉnh Thanh Hóa

D. Nhà Thông tin thị xã Thanh Hóa

Câu 7. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, các nhà khoa học đã xác định Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương xuất hiện vào năm 1029. Bạn hãy cho biết Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 08/5/2019 (tức là ngày mùng 04 tháng 4 Âm lịch)Đáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

B. Ngày 09/5/2019 (tức là ngày mùng 05 tháng 4 Âm lịch)

C. Ngày 10/5/2019 (tức là ngày mùng 06 tháng 4 Âm lịch)

D. Ngày 07/5/2019 (tức là ngày mùng 03 tháng 4 Âm lịch)

Câu 8. Tác phẩm “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc” đăng trên báo L'Humanite (Nhân đạo), ngày 24/6/1922 của Nguyễn Ái Quốc có nhắc tới những nhân vật lịch sử nào là người Thanh Hóa?

A. Lê Đại Hành, Lê LợiĐáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

B. Triệu Quốc Đạt, Bà Triệu

C. Dương Đình Nghệ, Hồ Quý Ly

D. Tống Duy Tân, Phạm Bành

Câu 9. Trong Sắc lệnh số 25/SL, ngày 21 tháng 02 năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đặc cách cải tổ Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa, ai được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa?

A. Lê Chủ

B. Đặng Thai MaiĐáp án Bác Hồ với Thanh Hóa

C. Bùi Đạt

D. Đặng Việt Châu

Thể lệ cuộc thi  “Tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác”

Điều 1. Mục đích yêu cầu

- Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “ Tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác” , nhằm tuyên truyền, ôn lại truyền thống, khắc ghi những tình cảm thiêng liêng, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Bác Hồ kính yêu đối với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa; thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

- Thông qua cuộc thi tiếp tục khơi dậy niềm phấn khởi, tin tưởng, tự hào của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh , quyết tâm thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, hướng trọng tâm vào phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2025 trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại , phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở nên một tỉnh kiểu mẫu.

- Cuộc thi cần được tuyên truyền, triển khai, phổ biến sâu rộng ở các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh lan tỏa ý nghĩa, giá trị cao đẹp của việc học tập và làm theo Bác, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm, bệnh hình thức; đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.

Điều 2. Các quy định chung

2.1. Đối tượng dự thi

Là người Thanh Hóa đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; người tỉnh ngoài, người nước ngoài quan tâm và tham gia Cuộc thi (trừ các đồng chí trong Ban Tổ chức, Tổ giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi).

2.2. Hình thức thi:

Thi trắc nghiệm hằng tuần trên mạng Internet.

Điều 3. Các quy định cụ thể

3.1. Đăng ký tài khoản

Để đăng ký tài khoản, người dùng truy cập vào đường dẫn: https://www.75namngaybachovethamthanhhoa.vn. Truy cập vào website, người dùng chọn mục “Đăng ký”, nhập số điện thoại và nhận mã kích hoạt OTP (One Time Password) đến số điện thoại mà cá nhân dùng đăng ký thành viên để xác nhận đăng nhập. Điền các thông tin cá nhân, bao gồm: Tên, giới tính, ngày sinh, nghề nghiệp, đơn vị công tác, mật khẩu là có thể tạo ngay tài khoản một cách nhanh chóng.

- Mỗi số điện thoại chỉ được đăng ký một lần (Lưu ý: Ban Tổ chức chỉ cho phép tối đa mỗi số điện thoại được cung cấp 02 lần mã OTP).

3.2. Cách thức tham gia Cuộc thi

Mỗi tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra 9 câu hỏi thi trắc nghiệm và 01 câu “Dự đoán số người tham gia”. Mỗi câu hỏi có 04 đáp án trả lời, trong đó có 01 đáp án đúng. Người dự thi tiến hành các thao tác sau để trả lời câu hỏi thi của Ban Tổ chức:

Bước 1: Người dự thi truy cập vào đường dẫn: https://www.75namngaybachovethamthanhhoa.vn, sau đó truy cập vào banner của Cuộc thi; hoặc truy cập vào một trong các trang website: Cổng thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa ( https://btgtu.thanhhoa.dcs.vn ); Đài Phát Thanh và Truyền hình Thanh Hóa (http://truyenhinhthanhhoa.vn); Báo Thanh Hóa điện tử (http://baothanhhoa.vn/),… sau đó truy cập vào banner của Cuộc thi trên các báo, cổng thông tin, trang thông tin điện tử.

Bước 2: Sau khi truy cập vào banner của Cuộc thi, người dự thi tiến hành đăng nhập vào tài khoản (đề nghị người dự thi phải ghi nhớ mật khẩu đăng nhập).

Bước 3: Trong thời gian 20 phút, người dự thi tiến hành trả lời 9 câu hỏi trắc nghiệm, sau đó điền vào ô “Dự đoán số người tham gia” và bấm vào ô “Hoàn thành”.

3.3. Thời gian thi và cách thức xét giải

* Thời gian thi:

- Cuộc thi được diễn ra trong 6 tuần, bắt đầu tuần thi thứ nhất từ ngày 03/01/2022 và kết thúc vào ngày 14/ 0 2/2022.

- Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 10 giờ 00 phút ngày thứ hai hằng tuần và kết thúc vào 09 giờ 00 phút ngày thứ hai tuần kế tiếp.

* Cách thức xét giải:

- Mỗi người được dự thi không quá 20 lần/t uần ” và chỉ công nhận 01 kết quả trả lời đúng và dự đoán số người tham gia Cuộc thi chính xác và nhanh nhất.

- Trong trường hợp có nhiều người dự thi cùng trả lời đúng đáp án và dự đoán chính xác hoặc gần nhất số người tham gia Cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 11 thí sinh trả lời đúng 9 câu hỏi thi trắc nghiệm và dự đoán chính xác và nhanh nhất số người tham gia Cuộc thi để lần lượt trao các giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích.

- Nếu trong trường hợp các thí sinh dự đoán số người tham gia Cuộc thi giống nhau, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn thí sinh hoàn thành đúng phần thi trong thời gian trả lời ngắn nhất để trao giải.

Điều 4. Cơ cấu, giá trị giải thưởng

4.1. Giải tập thể: Ban Tổ chức Cuộc thi căn cứ vào số lượng người tham gia Cuộc thi các tuần nhiều nhất, số người trả lời đúng các câu hỏi trong các tuần nhiều nhất và có nhiều người hoàn thành đúng phần thi trong thời gian ngắn nhất của địa phương, đơn vị để tặng Giấy chứng nhận và phần thưởng cho tập thể.

4 .2. Giải cá nhân : M ỗi tuần có 11 giải thưởng, bao gồm:

- 01 Giải Nhất: trị giá 3.000.000 đồng.

- 02 Giải Nhì: Mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng.

- 03 Giải Ba: Mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng .

- 05 Giải Khuyến khích: Mỗi giải trị giá 500.000 đồng.

Điều 5. Công bố kết quả và trao giải

- Kết quả thi trắc nghiệm hằng tuần sẽ được công bố cập nhật ngay sau khi có kết quả thi tuần (chậm nhất là 12 giờ ngày thứ hai hằng tuần) trên trang website dành riêng cho Cuộc thi và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hằng tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tổ chức trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các Cuộc thi trắc nghiệm tuần (người đoạt giải không có điều kiện trực tiếp nhận giải có thể nhận tiền thưởng qua bưu điện hoặc qua tài khoản cá nhân).

- Người trúng giải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ liên hệ để Ban Tổ chức Cuộc thi chuyển tiền thưởng qua tài khoản.

- Kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức Cuộc thi tiến hành Tổng kết, trao Giấy chứng nhận và giải thưởng cho các tập thể; trao Giấy chứng nhận cho người đoạt giải Nhất Cuộc thi các tuần.

Điều 6. Tổ chứcthực hiện

Thể lệ Cuộc thi có hiệu lực từ ngày công bố và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sửa đổi, điều chỉnh nội dung Thể lệ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Cuộc thi./.

----------------------------------------------

Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã bao nhiêu lần về thăm Thanh Hóa? Nêu rõ thời gian, địa điểm chính của những lần Người về thăm? Ý nghĩa của những lần Người về Thăm Thanh Hóa?

Trả lời:

1. Số lần Bác Hồ về thăm Thanh Hóa: 04 lần.

2. Thời gian, địa điểm chính của những lần Người về thăm Thanh Hóa:

Lần thứ nhất: Ngày 20/02/1947, Bác Hồ về thăm và khai hội với đồng bào Thanh Hoá tại Rừng thông (Huyện Đông Sơn); buổi chiều Bác gặp và nói chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện với nhân dân Thị xã Thanh Hoá ở trước Nhà thông tin Thị xã.

Lần thứ 2: Ngày 13/6/1957, Bác Hồ về thăm, nói chuyện với cán bộ và các tầng lớp nhân dân Thanh Hóa tại Hội trường giao tế của tỉnh.

Lần thứ 3: Ngày 19/7/1960, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh lần thứ VI.

Lần thứ 4: Từ ngày 10 đến 12/12/1961, Bác Hồ về thăm Thanh Hoá, Bác đã đi thăm Hợp tác xã Yên Trường (Huyện Yên Định), Nhà máy cơ khí Thanh Hoá, Hợp tác xã Thành Công và thăm các cháu ở Trường Mầm non của tỉnh. Sáng ngày 12/12/1961, tại Sân vận động tỉnh, Bác đã nói chuyện thân mật với cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

3. Ý nghĩa của những lần Người về thăm Thanh Hóa:

Những lần Bác Hồ về thăm Thanh Hóa là thể hiện sự quan tâm và tình cảm đặc biệt của Bác dành cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh.

Bác Hồ khẳng định tiềm năng, thế mạnh và vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của tỉnh ta đối với đất nước.

Người biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao vai trò của tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.

Người chỉ ra những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm của Thanh Hóa cần phải khắc phục.

Trong những lần về thăm Thanh Hóa, Người căn dặn, chỉ ra những định hướng và phương pháp mang Tư tưởng chỉ đạo chiến lược để xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Câu hỏi 2: Bác Hồ từng căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu” Bạn hãy cho biết, câu nói trên Bác nói với ai? Vào thời gian nào? Ý nghĩa câu nói của Bác đối với tỉnh Thanh Hóa?

Trả lời:

1. Bác nói với ai? Vào thời gian nào?

Câu nói trên được Bác Hồ nói với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa vào ngày 20/02/1947 tại Rừng Thông (Huyện Đông Sơn).

2. Ý nghĩa câu nói của Bác đối với tỉnh Thanh Hóa:

Người khẳng định: “Tỉnh Thanh Hóa có tiếng là văn vật”, “là một tỉnh đất rộng, người đông, nhân dân có truyền thống đấu tranh anh dũng và cần cù lao động; có miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển”; đồng thời đánh giá Thanh Hóa là một trong những tỉnh có vị trí địa – chính trị, địa - chiến lược cực kỳ quan trọng của đất nước.

Những quan điểm của Bác Hồ về xây dựng “Thanh Hóa kiểu mẫu” mang tâm nhìn chiến lược gắn với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang lãnh đạo nhân dân ta trong mấy thập kỷ qua tiến hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người chỉ ra mục đích, cách làm cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa để trở thành tỉnh “Kiểu mẫu”.

“Thanh Hóa kiểu mẫu” đã trở thành mục tiêu, động lực, tài sản quý giá đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển quê hương Thanh Hóa.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện lời dạy của Bác có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương, đất nước và hội nhập quốc tế, đưa tỉnh Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh tiên tiến như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ thứ XVII đã đề ra.

Câu hỏi 3: Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã làm được những thành tựu nổi bật gì theo lời Bác Hồ dạy?

Trả lời:

1. Trong Kháng chiến chống Pháp

Xây dựng và bảo vệ căn cứ hậu phương: Nêu những thành tích chính trên từng lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

Chi viện cho tiền tuyến: Những đóng góp của Thanh Hóa trong một số chiến dịch lớn: Chiến dịch Quang Trung (1951), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Thượng Lào (1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954),...

2. Trong Kháng chiến chống Mỹ

Thanh Hóa đã làm tròn vai trò của “hậu phương lớn”, huy động cao nhất sức người, sức của cho kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh.

Trực tiếp chiến đấu chống lại sự leo thang đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ; những chiến công tiêu biểu, các sự kiện: Hàm Rồng, Đò Lèn, Lạch Trường, Phà Ghép...

3. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế: Chi viện, giúp đỡ cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn anh em. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thanh Hóa là căn cứ hậu phương, chỗ dựa vững chắc của cách mạng Lào.

4. Các gương điển hình trong sản xuất và chiến đấu

Câu hỏi 4: Làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu nổi bật gì trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế?

Trả lời:

1. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau luôn cao hơn thời kỳ trước, một số chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát huy lợi thế của các vùng, gắn với sản xuất hàng hóa và mở rộng thị trường.

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Khai thác các nguồn lực cho đầu tư phát triển có nhiều cố gắng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường.

2. Văn hóa – xã hội có chuyển biến tiến bộ và từng bước được xã hội hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Giáo dục phát triển, quy mô, mạng lưới trường lớp được mở rộng.

Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao được đẩy mạnh, từng bước hiện đại hóa.

Làm tốt công tác y tế dự phòng; chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng lên.

Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy.

Chăm lo đời sống cho nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, công tác xóa đói - giảm nghèo.

3. Công tác quốc phòng – An ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, các cơ quan nội chính được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả.

4. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thu được nhiều thành tích, kết quả.

5. Các phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tổ chức triển khai sâu rộng, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Câu 5: Khắc sâu lời Bác Hồ dạy, bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương Thanh Hoá trở thành tỉnh “kiểu mẫu” (Trả lời câu này tối đa không quá 1.000 từ).

Trả lời:

Là người con của quê hương Thanh Hoá, hẳn ai cũng tự hào về quê hương yêu dấu của mình. Thanh Hoá là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân như : Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ,... Cùng với những trang lịch sử oai hùng, càng khẳng định xứ Thanh là một vùng “địa linh nhân kiệt”. Là người đứng đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn chiến lược vào mảnh đất và con người nơi đây. Người đã trực tiếp nhiều lần về thăm cũng như gửi thư động viên, thăm hỏi biểu dương thành tích của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá trong sản xuất và chiến đấu.

Và ngay trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hoá ngày 20/02/1947. Bác căn dặn: “ Tỉnh Thanh Hoá phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế , quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ trở thành kiểu mẫu ”.

Khắc sâu những lời dạy bảo ân cần và những tình cảm thân thương, gần gũi của Bác, các thế hệ cán bộ và nhân dân Thanh Hoá đã tăng cường đoàn kết,, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Quyết tâm đưa quê hương Thanh Hoá trở thành một tỉnh “kiểu mẫu” đúng với ý nguyện của Bác.

Tuy nhiên tỉnh nhà có trở thành tỉnh “kiểu mẫu” hay không lại tuỳ thuộc vào từng cá nhân mỗi người con của tỉnh Thanh bởi ngôi nhà nào cũng được xây nên từ những viên gạch hồng.

Đối với bản thân tôi, là một giáo viên của trường THCS Thanh Thuỷ, Tĩnh Gia, Thanh Hoá – một người đứng trong độ ngũ những người ươm trồng mầm xanh tri thức, tôi thấy mình cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa những lời dạy của Bác, xác định được vai trò, nhiệm vụ của bản thân trong các phong trào, các đợt thi đua của nhà trường, của xã, huyện và tỉnh nhà cũng như trong sự nghiệp trồng người của mình. Nhận thức được điều đó sẽ là nền tảng để giáo dục, bồi dưỡng những thế hệ học sinh có tình yêu quê hương, lòng tự hào đối với quê hương xứ Thanh để rồi khơi gợi, vun đắp, định hướng cho những ước mơ của các em, góp phần xây dựng, điểm tô thêm cho quê hương yêu dấu.

Không chỉ vậy, là một người đứng trong đội ngũ trí thức của tỉnh nhà, tôi thiết nghĩ mỗi một trí thức sẽ là một ngọn cờ đi đầu trong các hoạt động, việc làm cụ thể để định hướng, làm tiêu vẫy gọi mỗi người dân thực hiện theo. Hơn nữa, tôi cùng với đồng nghiệp của mình sẽ đem những kiến thức đã tích luỹ, tiếp thu được truyền thụ cho không những các thế hệ học sinh mà cho cả những người dân để họ áp dụng trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,... Làm được những điều đó thì chắc chắn Thanh Hoá sẽ là vùng đất rợp sắc đỏ của cờ hoa, ngày càng tiến trên con đường phát triển và chắc chắn sẽ là một “tỉnh kiểu mẫu” như lời căn dặn và sự tin tưởng của Bác kính yêu.

Đánh giá bài viết
15 7.808
0 Bình luận
Sắp xếp theo