5 bước để chuẩn bị giáo án tiểu học

5 bước để chuẩn bị giáo án tiểu học

Để giúp giáo viên có một giáo án chất lượng, giáo viên cần xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo 5 bước để chuẩn bị giáo án tiểu học hiệu quả nhất.

Ngoài các thiết bị hỗ trợ trong quá trình giảng dạy thì giáo án là một trợ thủ đắc lực cho các giáo viên tiểu học. Giáo án không chỉ thể hiện khả năng hiểu biết bài dạy của giáo viên, thể hiện được tâm huyết của mỗi thầy cô truyền tải vào trong đó, mà còn là thước đo để đánh giá khả năng hiểu bài của học sinh. Thế nhưng để chuẩn bị một giáo án tiểu học tốt thì không phải giáo viên nào cũng biết.

5 bước để chuẩn bị giáo án tiểu học

Cần xác định được mục tiêu bài học

Trước khi bước vào thiết kế giáo án tiểu học, các giáo viên cần xác định được rõ những kiến thức và bài học nào học sinh sẽ cần phải nắm được sau khi kết thúc tiết học. Mục tiêu của bài học cần phải dựa vào chuẩn nội dung của sách để các em có thể bám sát theo chương trình. Nếu xác định được mục tiêu, các thầy cô sẽ dễ dàng trong việc lên nội dung cũng như các thiết bị giảng dạy cần thiết cho các tiết học của mình.

Chọn lọc phương pháp giảng dạy

Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài học, các thầy cô sẽ dựa vào đó để chọn lọc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp. Bằng cách liệt kê ra những phương pháp mình đang có, các giáo viên có thể so sánh những đặc điểm và tình hình thiết bị của lớp để chọn ra một phương thức truyền tải kiến thức thật hiệu quả. Giáo viên cũng nên nhớ rằng phương pháp giảng dạy càng linh hoạt thì sẽ càng giúp học sinh tiếp thu và ghi nhớ bài học tốt hơn.

Kiểm tra và chuẩn bị các thiết bị giảng dạy

Sau khi đã tìm được phương pháp giảng dạy phù hợp cho bộ giáo án tiểu học của mình, các thầy cô nên kiểm tra lại các trang thiết bị giảng dạy hiện có và chuẩn bị thêm nếu cần thiết. Ngoài các thiết bị sẵn có, giáo viên cũng có thể thiết kế và sáng tạo thêm các vật dụng khác từ những nguồn nguyên liệu tái chế xung quanh để mang đến những tiết học đa sắc màu và sáng tạo hơn.

Xây dựng các hoạt động giảng dạy

Sau khi đã tiến hành xong ba bước trên, các giáo viên có thể bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng nội dung giảng dạy. Dựa vào mục tiêu bài học, phương pháp và các thiết bị trợ giúp, giáo viên sẽ lên chi tiết nội dung từng phần của tiết học với những định hướng khác nhau. Trong quá trình lên nội dung chi tiết các hoạt động giảng dạy, các giáo viên nên chú ý chia thời gian và nội dung hợp lý, sắp xếp phù hợp cho các nội dung trọng tâm để giáo án tiểu học của mình không bị loãng hoặc thiếu hụt thông tin.

Tổng kết nội dung bài học

Bước cuối cùng trong mỗi bài giảng luôn là việc tổng kết lại tất cả nội dung chính yếu của bài học đã qua. Các giáo viên nên chuẩn bị những câu hỏi để kiểm tra lại xem thông qua tiết học vừa rồi, học sinh đã ghi nhớ được bao nhiêu kiến thức, khả năng nắm bài của các em ra sao, đồng thời phân bổ các bài tập cũng như nhiệm vụ các em phải thực hiện sau buổi học ngày hôm đó.

Cũng thông qua bước tổng kết bài học này, giáo viên có thể kiểm tra lại xem giáo án tiểu học của mình đã tốt chưa, có giúp học sinh hiểu được trọn vẹn nội dung mình muốn truyền tải hay không.

Với năm bước cơ bản trên, hy vọng các bộ giáo án tiểu học của các thầy cô giáo sẽ ngày càng hoàn thiện, nhằm mang đến những tiết dạy phù hợp và tốt nhất cho các em học sinh của mình.

Đánh giá bài viết
1 1.313
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo