Tết Đoan Ngọ 2024 có được nghỉ không?

Tết Đoan Ngọ có được nghỉ không? Sắp đến ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch năm  2024, nhiều người thắc mắc về vấn đề được nghỉ hay không?

Tết Đoan Ngọ có được nghỉ làm không?
Tết Đoan Ngọ có được nghỉ làm không?

1. Tết Đoan Ngọ có được nghỉ không?

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch có được nghỉ không?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, Tết Đoan Ngọ không phải là một trong những ngày nghỉ lễ trong năm được hưởng nguyên lương.

=> Tết Đoan Ngọ 2024 người lao động không được nghỉ hưởng nguyên lương.

2. Tết Đoan Ngọ là gì?

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ sâu bọ, côn trùng phòng bệnh.

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau:

Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.

Chỉ có ngày mùng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng. Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này mang ra phố thị bán, rượu nếp cũng được người dân thành thị ưa chuộng, là thức ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.

Tết Đoan Ngọ 2021 là vào ngày nào?

Ngoài ra, theo truyền thống của người Nam bộ, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ. Như vậy, có thể nói Tết Đoan Ngọ là Tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ. Tết Đoan Ngọ đã gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng Việt Nam từ bao đời và trở thành một lễ tết truyền thống đậm nét văn hóa.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ Tết giết sâu bọ là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… Vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.

3. Tết Đoan Ngọ 2024 vào ngày nào?

Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch 2024?

Tết Đoan ngọ là một ngày lễ quan trọng trong truyền thống của người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) rơi vào vào thứ Hai, ngày 10 tháng 6 dương lịch.

Vì Tết Đoan Ngọ 2024 rơi vào ngày đi làm trong tuần nên người lao động không được nghỉ hưởng nguyên lương.

4. Các ngày nghỉ lễ trong năm 2024

Quy định các ngày nghỉ lễ trong năm 2024 từ tháng 4 trở đi bao gồm:

  • Nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4/2024 dương lịch): 01 ngày
  • Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và ngày Quốc tế lao động (1/5): 03 hoặc 04 ngày

Số ngày nghỉ có thể là 3 hoặc 4 ngày tùy theo từng đối tượng mà Hoatieu.vn đã phân tích tại mục 1 bài này

  • Ngày Quốc khánh (2/9): 04 ngày

Theo quy định tại điều 112 Bộ luật Lao động 2019, vào ngày Quốc khánh: người lao động được nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

Năm 2024, theo Công văn 8662/VPCP-KGVX, công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Như vậy, công viên chức sẽ được nghỉ liên tục 4 ngày.

Các cơ quan đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của từng đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp và phải thông báo trước 1 tháng cho người lao động.

5. Người lao động đi làm vào Tết Đoan Ngọ có được nhận lương, thưởng nhiều hơn không?

Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết thì Tết Đoan Ngọ không phải là ngày nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật.

Do đó, người lao động không được nhận lương nhiều hơn so với ngày làm việc bình thường vào ngày này. Lương của người lao động sẽ được trả theo hợp đồng lao động và không có sự thay đổi đặc biệt vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Tuy nhiên, tùy theo tính chất công việc và thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động đi làm vào ngày Tết Đoan Ngọ vẫn có thể nhận lương nhiều hơn so với ngày làm việc bình thường trong các trường hợp sau:

- Người lao động làm thêm giờ thì được nhận tiền lương làm thêm giờ ít nhất bằng 150%;

- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương.

Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần.

(Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019)

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tết Đoan Ngọ có được nghỉ không? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
7 2.605
0 Bình luận
Sắp xếp theo