Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH về lao động, tiền lương, thưởng của người làm việc trong công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước

Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH - Lao động, tiền lương, thưởng của người làm việc trong công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước

Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH quy định về mức chi tiền cho bữa ăn giữa ca của người lao động được nâng lên tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng (Quy định cũ tối đa không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng) và mức tạm ứng tiền lương cũng được tăng lên tối đa không quá 85% quỹ tiền lương kế hoạch để chi trả hàng tháng cho người lao động.

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện hợp đồng lao động, kỷ luật lao động

Nghị định 117/2016/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang

Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH về lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với công ty có vốn góp chi phối của Nhà nước

Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH về chế độ tiền lương, thưởng, thù lao với người quản lý công ty TNHH MTV của nhà nước

Thông tư 113/2016/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 26/2016/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (không bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động) trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 51/2016/NĐ-CP).

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Điều 1 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP (sau đây gọi chung là công ty).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP.

Mục 2. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

Điều 3. Rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức, lao động

Hàng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức rà soát cơ cấu tổ chức, lao động để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty:

1. Rà soát lại cơ cấu tổ chức, đầu mối quản lý để sắp xếp, điều chỉnh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất, kinh doanh, bảo đảm tinh gọn, không trùng lặp chức năng, nhiệm vụ và có sự kết nối giữa các bộ phận, tổ đội, phân xưởng sản xuất, kinh doanh, phòng (ban) chuyên môn, điều hành trực tiếp, hạn chế các khâu tổ chức trung gian.

2. Sắp xếp lại lao động trong từng bộ phận, tổ đội, phân xưởng sản xuất, kinh doanh, phòng (ban) chuyên môn, trong đó tổ chức theo vị trí việc làm hoặc chức danh công việc đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ; đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực hiện theo dây truyền, công nghệ của máy móc, thiết bị hoặc theo quy trình công việc thì xác định lao động và bố trí công việc theo định mức lao động.

3. Rà soát lại định mức lao động hoặc xây dựng định mức lao động mới đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

Điều 4. Xây dựng kế hoạch lao động

1. Kế hoạch lao động hàng năm của công ty được xây dựng căn cứ vào cơ cấu tổ chức theo Điều 3 Thông tư này và yêu cầu thực hiện khối lượng, chất lượng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tình hình sử dụng lao động năm trước, vị trí việc làm hoặc chức danh công việc và định mức lao động.

2. Kế hoạch lao động bao gồm: tổng số lao động cần sử dụng, số lượng, chất lượng lao động tuyển dụng mới theo chức danh, vị trí làm việc; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của từng loại lao động.

3. Trong điều kiện khối lượng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kế hoạch không tăng hoặc đầu mối quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty không tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì số lao động bình quân kế hoạch không được vượt quá 5% so với số lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền kề. Số lao động bình quân thực tế sử dụng và lao động bình quân kế hoạch được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Báo cáo, phê duyệt kế hoạch lao động

1. Tổng giám đốc (Giám đốc) xây dựng kế hoạch lao động, trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến trước khi phê duyệt kế hoạch lao động.

2. Sau khi phê duyệt kế hoạch lao động, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải gửi báo cáo kế hoạch lao động của công ty về cơ quan đại diện chủ sở hữu cùng với quỹ tiền lương kế hoạch (kèm số liệu theo biểu mẫu số 1 tại Thông tư này) để kiểm tra, giám sát. Đối với công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty hạng đặc biệt, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm an toàn, hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, giám sát chung.

3. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu về kế hoạch lao động của công ty.

Điều 6. Thực hiện kế hoạch lao động

1. Căn cứ vào kế hoạch lao động đã được phê duyệt, Tổng giám đốc (Giám đốc) bố trí, sử dụng lao động; tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động với người lao động mới được tuyển dụng.

2. Việc tuyển dụng, sử dụng lao động phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động và Điều lệ của công ty.

3. Tổng giám đốc (Giám đốc) không được tuyển dụng thêm lao động mới khi chưa được Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt kế hoạch lao động và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về hiệu quả của việc tuyển dụng, sử dụng lao động.

Điều 7. Đánh giá tình hình sử dụng lao động

1. Hằng năm, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) đánh giá tình hình sử dụng lao động theo kế hoạch lao động đã được phê duyệt.

2. Nội dung đánh giá phải phân tích rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động, nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) và đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế.

3. Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng lao động được gửi cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 8. Xử lý trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động

1. Trong quá trình thực hiện, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc không có việc làm thì Tổng giám đốc (Giám đốc) phải thực hiện các biện pháp sắp xếp lại lao động hoặc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại lao động. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng vẫn không bố trí, sắp xếp được việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì phải giải quyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

2. Đối với trường hợp tuyển dụng lao động vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì tùy theo trách nhiệm được phân công và hậu quả gây ra, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không được hưởng tiền thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.

3. Đánh giá trách nhiệm thực hiện kế hoạch lao động là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý công ty theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Đánh giá bài viết
1 12.337
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo